Bách hóa môi trường tổng hợp thông tin về 9 công trình thường có trong dây chuyền xử lý nước thải sinh hoạt. Công dụng và hình ảnh chi tiết của từng thiết bị có chi tiết trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
+ Top 7 công trình được sử dụng trong hệ thống xử lý nước cấp
+ Top 3 nhà máy cấp nước sạch lớn nhất Việt Nam
+ Top 3 nhà máy cấp nước sạch lớn nhất miền Trung Việt Nam
Contents
Xử lý nước thải sinh hoạt sơ cấp
Xử lý nước thải sinh hoạt sơ cấp giúp loại bỏ rác thải và rác thải vô cơ trong nước như cát và vật liệu xây dựng. Để xử lý sơ cấp, người ta sẽ dùng các thiết bị, dụng cụ sau:
Song chắn rác
Song chắn rác loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn như nilon, giấy, vỏ cây, … Các rác thải này có thể khiến máy bơm và các thiết bị khác bị tắc nghẽn. Các công trình xử lý phía sau thì không đạt hiệu suất xử lý
Đặc biệt là các dây chuyền xử lý nước thải trực tiếp dẫn nước từ hệ thống thoát nước hở như sông ngòi, mương máng đi qua các khu dân cư.
Ở Hà Nội nhà máy xử lý nước thải Yên Sở có lắp đặt hệ thống song chắn rác rất lớn vì dẫn nước thải trực tiếp từ sông Kim Ngưu vào để xử lý.
Các bạn có thể đến tham quan trực tiếp.
Bể lắng cát
Đúng như tên gọi của mình, bể lắng cát có nhiệm vụ loại bỏ cát có trong nước thải. Nếu lượng cát này quá nhiều sẽ gây khó khăn khi lấy cặn. Bể lắng cát được thiết kế với tốc độ dòng chảy phù hợp và thường nhỏ hơn tốc độ lắng của hạt cát.
Ở các đô thị lớn ở Việt Nam thường có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung với hệ thống thoát nước mưa.
Cho nên việc cát đi vào hệ thống thoát nước thải là rất lớn, thực tế đã chứng minh điều này. Nhiều khi chính hệ thống thoát nước mưa còn tắc nhất là tại các khu vực có mật độ xây dựng lớn và hệ thống thoát nước không được nâng cấp.
Tuyển nổi
Vai trò của tuyến nổi là khử các chất lơ lửng có trong nước và nén bùn cặn. Quá trình này được thực hiện bằng cách sục khí ozone vào nước thải.
Các bọt khí kết dính với các chất lơ lửng và sẽ nổi lên mặt nước, tạo thành các lớp bọt tạp chất.
Lớp váng này sẽ được thu lại bằng một hệ thống dàn cào váng bề mặt. Những vật chất nặng hơn sẽ tự động rơi xuống đáy bể và được thu lại bằng hệ thống thu đáy.
Bể lắng
Nếu phương pháp tuyển nổi không hiệu quả, nước thải sẽ được đưa vào bể lắng thay vì phương pháp tuyển nổi, để tách các chất lơ lửng. Quá trình này được áp dụng theo nguyên lý trọng lực. Mỗi hạt rắn không hòa tan khi lắng sẽ chịu tác động của của trọng lực chính nó và lực cản.
Tất cả các chất rắn lơ lửng đều sẽ phải chìm xuống đáy theo thời gian.
Xử lý nước thải sinh hoạt thứ cấp
Sau quá trình xử lý nước thải sinh hoạt sơ cấp, nước thải sẽ được đưa vào các công trình tiếp theo để loại bỏ nốt những chất hữu cơ hòa tan, các chỉ số ô nhiễm môi trường khác BOD, COD…. trước khi đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường
Xử lý sinh học trong điều kiện hiếu khí
Là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất trong xử lý nước thải sinh hoạt, với nguyên tắc đơn giản là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho vi sinh vật phát triển để xử lý các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt. Theo thống kê có tới 90% công trình xử lý nước thải sinh hoạt có bể xử lý hiếu khí.
Ưu điểm của hệ thống này là:
+ Thiết kế đơn giản
+ Thời gian xử lý thấp, nếu như chỉ số BOD của nước thải thấp thời gian xử lý trung bình chỉ khoảng 6-8 tiếng.
+ Chi phí đầu tư ban đầu thấp
+ Hiệu quả xử lý các chất hữu cơ đơn giản rất cao, có thể đạt 90-95%.
Xử lý sinh học trong điều kiện kỵ khí
Đây là quá trình xử lý các chất hữu cơ thành chất khí trong điều kiện không có oxy. Quá trình này được thực hiện chủ yếu theo nguyên lý lên men vi sinh vật. Theo các bước sau:
+ Vi sinh vật có trong tự nhiên sẽ phân huỷ các chất hữu cơ phức tạp và lipit thành các chất hữu cơ đơn giản có trọng lượng riêng nhẹ.
+ Vi khuẩn tạo men axit, biến đổi các chất hữu cơ đơn giản thành axit hữu cơ.
+ Vi khuẩn tạo men metan chuyển hóa hydro và các axit được tạo thành ở giai đoạn trước thành khí metan và cacbonic. Các chất khí này sẽ thoát ra ngoài mà không gây ô nhiễm cho môi trường.
Xử lý nước thải bằng ozone
Có nhiều phương pháp để tiêu diệt vi sinh vật có hại trong nước thải. Tuy nhiên các phương pháp này đều có hạn chế như:
+ Tốn kém chi phí
+ Vận hành phức tạp,
+ Cồng kềnh,…
Do đó, phương pháp xử lý bằng ozone ra đời nhằm loại bỏ các hạn chế trên.
Với phương pháp sử dụng ozone, cho phép dây chuyền xử lý nước thải đạt công suất cao. Ứng dụng tính oxy hóa cao của ozone, giúp phản ứng trực tiếp với chất tan theo cơ chế gốc.
Ngoài ra, ozone còn phản ứng với các chất khác trong nước. Ưu điểm của phương pháp này chính là tính hiệu quả và an toàn.
Theo khảo sát, khi đi qua hệ thống này, đến 90% các chất gây mùi, độc hại trong nước được loại bỏ hoàn toàn. Đồng thời không phát sinh thêm các sản phẩm thứ cấp gây hại khác.
Tuyến nổi và lắng thứ cấp
Về cơ bản đến giai đoạn này là nước thải đã xử lý xong. Tuy nhiên để an toàn hơn, nước sẽ được tiếp tục dẫn sang công trình tuyến nổi và bể lắng thứ cấp. Ở công trình này, các hợp chất có hại khác trong nước tiếp tục được lọc sạch. Đảm bảo chất lượng nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
Xử lý và tái sử dụng bùn thải
Như đã nói, nước thải khi ở giai đoạn xử lý sơ cấp sẽ cho ra rất nhiều bùn thải, cặn lắng. Các chất này quá lớn sẽ gây ô nhiễm môi trường. Do đó, cần xử lý chúng theo quy trình kỹ thuật an toàn nhất. Nhằm giảm khối lượng, thể tích của chất thải.
Đầu tiên cần phân tách bùn thành vô cơ và hữu cơ để áp dụng phương pháp xử lý riêng. Chất vô cơ nặng sẽ tự động lắng xuống. Trong khi đó chất hữu cơ nhẹ hơn sẽ nổi lên trên. Chất vô cơ sẽ được dùng trong sản xuất vật liệu xây dựng.
Chất hữu cơ được xử lý để tiếp tục tách thành bùn hữu cơ sạch và kim loại nặng. Với bùn hữu cơ, người ta sẽ dụng để sản xuất phân bón vi sinh trong trồng trọt và cải tạo đất đai. Còn các kim loại nặng sẽ xử lý theo phương pháp hóa học để tách riêng từng kim loại hoặc hóa rắn toàn bộ để chôn lấp an toàn.
Trên đây là Top 5 công trình trong dây chuyền xử lý nước thải. Tổ hợp công trình này phối hợp nhịp nhàng với nhau, tạo thành hệ thống khép kín. Đảm bảo vệ sinh môi trường, đồng thời tận dụng các hợp chất có lợi có trong nước thải.