9 Chất làm mềm nước cứng tạm thời hiệu quả

Làm mềm nước cứng là quá trình loại bỏ các ion khoáng chất Canxi và Magie trong nước cứng. Sau đây là 9 chất làm mềm nước cứng tạm thời hiệu quả giúp bạn có được nguồn nước an toàn để sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Đun sôi nước

Đun sôi nước có thể làm mềm nước tạm thời. Khi đun sôi nước, các ion Ca2+ và Mg2+ trong nước sẽ kết hợp với HCO3- tạo thành các kết tủa không tan, lắng xuống đáy nồi. 

Quá trình làm mềm nước cứng bằng nhiệt

  • Bước 1: Bạn lấy một lượng nước cứng nhất định và cho vào các dụng cụ như nồi, ấm..
  • Bước 2: Đun nước bằng nhiệt và chờ đến khi nước sôi.  
  • Bước 3: Khi nước lắng và có cặn bên dưới thì loại bỏ cặn bạn sẽ có nước mềm để sử dụng.

Ưu điểm: Làm mềm nước cứng đơn giản, dễ thực hiện.

Nhược điểm: Chỉ xử lý được số lượng nước cứng ít và hiệu quả không cao. 

Đun sôi nước giúp xử lý nước cứng tạm thời một cách đơn giản, dễ thực hiện 
Đun sôi nước giúp xử lý nước cứng tạm thời một cách đơn giản, dễ thực hiện 

2. Trao đổi ion

Phương pháp này sử dụng các hạt nhựa trao đổi ion để loại bỏ các ion Ca2+ và Mg2+ ra khỏi nước, thay thế bằng các ion Na+. Các hạt nhựa trao đổi ion được làm từ một loại nhựa có chứa các nhóm chất axit. 

Khi nước cứng đi qua cột lọc chứa các hạt nhựa trao đổi ion, các ion Ca2+ và Mg2+ trong nước sẽ bị các nhóm axit trên nhựa trao đổi ion “bắt giữ”. Thay vào đó, các ion Na+ trong nhựa trao đổi ion sẽ được giải phóng vào nước. Nhờ vậy hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trong nước giảm xuống.

Quá trình làm mềm nước cứng 

  • Bước 1: Bạn trang bị cột lọc chứa các hạt nhựa trao đổi ion.
  • Bước 2: Dẫn nước cần xử lý qua hệ thống cột lọc.  
  • Bước 3: Nước thu được từ cột lọc là nước mềm có thể sử dụng.

Ưu điểm: Hiệu quả làm mềm nước cứng tốt, chi phí thấp, phù hợp với hộ gia đình.

Nhược điểm: Không thể xử lý được nước cứng vĩnh cửu và phải định kỳ thay đổi các hạt nhựa ion. 

Sử dụng cột lọc chứa các hạt nhựa trao đổi ion để làm mềm nước cứng tạm thời  
Sử dụng cột lọc chứa các hạt nhựa trao đổi ion để làm mềm nước cứng tạm thời  

3. Lọc nước – thẩm thấu ngược RO

Thiết bị lọc nước thẩm thấu ngược RO (Reverse Osmosis) là một phương pháp làm mềm nước cứng tạm thời hiệu quả và hiện đại. Khi nước cứng đi qua màng lọc RO, các phân tử nước sẽ đi qua màng lọc, còn các khoáng chất gây cứng nước sẽ bị giữ lại trên màng lọc. Nhờ vậy, bạn sẽ thu được nước mềm để sử dụng.

Quá trình làm mềm nước cứng 

  • Bước 1: Bạn trang bị thiết bị lọc nước thẩm thấu ngược RO.
  • Bước 2: Dẫn nước cần xử lý qua hệ thống thiết bị lọc.  
  • Bước 3: Chờ nước được lọc qua hệ thống bạn sẽ có nước mềm để sử dụng.

Ưu điểm: Hiệu quả làm mềm nước cứng cao.

Nhược điểm: Tốn kém chi phí đầu tư thiết bị lọc nước ban đầu. 

4. Bằng hóa chất

Các chất hóa học (chất làm mềm nước cứng) chuyên dụng thường chứa các hợp chất hóa học có khả năng loại bỏ các khoáng chất gây cứng nước. Các chất làm mềm nước chuyên dụng có thể hiệu quả hơn baking soda và xút.

Quá trình làm mềm nước cứng 

  • Bước 1: Tính toán lượng chất làm mềm cần sử dụng để làm mềm lượng nước cứng cần dùng.
  • Bước 2: Sử dụng chất làm mềm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.  
  • Bước 3: Để lắng nước trong khoảng 30 phút để kết tủa lắng xuống đáy rồi bạn lọc nước để sử dụng.

Ưu điểm: Xử lý nước cứng hiệu quả, số lượng nước lớn

Nhược điểm: Khó xác định liều lượng chất hóa học cho phù hợp. Nếu dùng liều lượng không đúng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng nước và sức khỏe của người sử dụng.

Sử dụng các chất làm mềm nước cứng chuyên dụng có thể xử lý nước cứng tạm thời hiệu quả  
Sử dụng các chất làm mềm nước cứng chuyên dụng có thể xử lý nước cứng tạm thời hiệu quả  

5. Soda

Baking soda (NaHCO3) là một loại muối có thể phản ứng với các ion Ca2+ và Mg2+ trong nước để tạo thành các kết tủa không tan, lắng xuống đáy. Baking soda là một phương pháp làm mềm nước cứng tạm thời hiệu quả nhờ phản ứng giữa các ion Ca2+ và Mg2+ trong nước kết hợp với HCO3- tạo thành chất kết tủa.

Quá trình làm mềm nước cứng 

  • Bước 1: Tính toán lượng Baking soda (NaHCO3) cần sử dụng để làm mềm lượng nước cứng cần dùng.
  • Bước 2: Sử dụng Baking soda (NaHCO3) theo hướng dẫn của nhà sản xuất.  
  • Bước 3: Để lắng nước trong khoảng 30 phút cho kết tủa lắng xuống đáy rồi bạn lọc nước để sử dụng.

Ưu điểm: Xử lý nước cứng hiệu quả, số lượng nước lớn đáp ứng nhu cầu sử dụng

Nhược điểm: Bạn cần xác định chuẩn lượng Baking soda (NaHCO3) cần sử dụng. Bởi nếu dùng quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới chất lượng nước, sức khỏe người dùng. Còn nếu lượng Baking soda (NaHCO3) quá ít thì cũng khiến cho hiệu quả làm mềm nước cứng không cao. 

Baking Soda là chất có khả năng làm mềm nước cứng tốt 
Baking Soda là chất có khả năng làm mềm nước cứng tốt 

6. Chất Ba(OH)2 làm mềm nước cứng tạm thời

Chất Ba(OH)2 làm mềm nước cứng tạm thời bằng cách phản ứng với các ion Ca2+ và Mg2+ trong nước để tạo thành các kết tủa không tan, lắng xuống đáy.

Quá trình làm mềm nước cứng 

  • Bước 1: Tính toán lượng Ba(OH)2 đủ để làm mềm lượng nước cứng cần dùng.
  • Bước 2: Sử dụng Ba(OH)2 hòa tan vào trong nước, theo hướng dẫn của nhà sản xuất.  
  • Bước 3: Để lắng nước trong khoảng 30 phút cho kết tủa lắng xuống đáy rồi loại bỏ cặn bạn sẽ có nước mềm để sử dụng.

Ưu điểm: Xử lý nước cứng hiệu quả, số lượng nước lớn đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Nhược điểm: Bạn cần xác định chuẩn lượng Ba(OH)2 đủ để sử dụng. Ba(OH)2 là một chất kiềm mạnh, bạn cần lưu ý khi sử dụng. 

Ba(OH)2 làm mềm nước cứng tạm thời bằng cách phản ứng với các ion Ca2+ và Mg2+ trong nước để tạo thành các kết tủa không tan, lắng xuống đáy 
Ba(OH)2 làm mềm nước cứng tạm thời bằng cách phản ứng với các ion Ca2+ và Mg2+ trong nước để tạo thành các kết tủa không tan, lắng xuống đáy 

7. Chất NaOH

Chất NaOH làm mềm nước cứng tạm thời bằng cách phản ứng với các ion Ca2+ và Mg2+ trong nước để tạo thành các hợp chất tan trong nước. NaOH là một loại kiềm mạnh, khi hòa tan trong nước sẽ tạo ra các ion OH-. Các ion OH- này sẽ phản ứng với các ion Ca2+ và Mg2+ trong nước để tạo thành các hợp chất tan trong nước. Từ đó, làm giảm độ cứng của nước.

Quá trình làm mềm nước cứng 

  • Bước 1: Tính toán lượng NaOH đủ để làm mềm lượng nước cứng cần dùng.
  • Bước 2: Sử dụng NaOH hòa tan vào trong nước, theo hướng dẫn của nhà sản xuất.  
  • Bước 3: Sau đó, khi NaOH được hòa tan hết thì bạn có thể sử dụng nước.

Ưu điểm: Xử lý nước cứng hiệu quả, số lượng nước lớn đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Nhược điểm: Bạn cần xác định chuẩn lượng NaOH đủ để sử dụng. Bởi nếu dùng quá nhiều hoặc quá ít hóa chất này đều ảnh hưởng tới chất lượng nước và sức khỏe của người dùng vì có tính kiềm cao. Khi sử dụng có thể làm thay đổi độ PH của nước. 

Chất NaOH làm mềm nước cứng tạm thời bằng cách phản ứng với các ion Ca2+ và Mg2+ trong nước để tạo thành các hợp chất tan trong nước  
Chất NaOH làm mềm nước cứng tạm thời bằng cách phản ứng với các ion Ca2+ và Mg2+ trong nước để tạo thành các hợp chất tan trong nước  

8. Chất Na3P04

Chất Na3P04 làm mềm nước cứng tạm thời bằng cách phản ứng với các ion Ca2+ và Mg2+ trong nước để tạo thành các kết tủa không tan, lắng xuống đáy. Na3PO4 là một loại muối phosphat, khi hòa tan trong nước sẽ tạo ra các ion PO43-. Các ion PO43- này sẽ phản ứng với các ion Ca2+ và Mg2+ trong nước để tạo thành các kết tủa không tan.

Quá trình làm mềm nước cứng 

  • Bước 1: Tính toán lượng Na3P04 đủ để làm mềm lượng nước cứng cần dùng.
  • Bước 2: Sử dụng Na3P04 hòa tan vào trong nước, theo hướng dẫn của nhà sản xuất.  
  • Bước 3: Sau đó, chờ khoảng 30 phút để Na3P04 phản ứng với các ion khoáng chất trong nước và tạo thành kết tủa lắng xuống đáy. 
  • Bước 4: Bạn loại bỏ cặn ở đáy và có nguồn nước mềm để sử dụng.

Ưu điểm: Xử lý nước cứng hiệu quả, số lượng nước lớn và không làm thay đổi độ PH của nước.

Nhược điểm: Bạn cần xác định chuẩn lượng Na3P04 đủ để sử dụng. Bởi nếu dùng quá nhiều hoặc quá ít hóa chất này đều ảnh hưởng tới chất lượng nước và sức khỏe của người dùng. Giá thành khá cao. 

Na3P04 có tác dụng làm mềm nước cứng tạm thời hiệu quả nếu sử dụng với liều lượng phù hợp 
Na3P04 có tác dụng làm mềm nước cứng tạm thời hiệu quả nếu sử dụng với liều lượng phù hợp 

9. Vôi tôi – Ca (OH)2

Vôi tôi có tính kiềm cao, có thể làm mềm nước cứng tạm thời bằng cách phản ứng với các ion Ca2+ và Mg2+ trong nước để tạo thành các kết tủa không tan, lắng xuống đáy. Các kết tủa này thường là các muối cacbonat (CaCO3) hoặc hydroxit (Mg(OH)2). Các kết tủa này không tan trong nước nên sẽ không làm giảm độ cứng của nước.

Quá trình làm mềm nước cứng 

  • Bước 1: Tính toán lượng vôi tôi Ca(OH)2 đủ để làm mềm lượng nước cứng cần dùng.
  • Bước 2: Sử dụng Ca(OH)2 hòa tan vào trong nước, theo hướng dẫn của nhà sản xuất.  
  • Bước 3: Sau đó, chờ khoảng 30 phút để Ca(OH)2 phản ứng với các ion khoáng chất trong nước và tạo thành kết tủa lắng xuống đáy. 
  • Bước 4: Bạn loại bỏ cặn ở đáy và có nguồn nước mềm để sử dụng.

Ưu điểm: Xử lý nước cứng hiệu quả, số lượng nước lớn và chi phí thấp vì giá thành vôi tôi thấp. 

Nhược điểm: Vôi tôi có tính kiềm cao bạn cần lưu ý khi sử dụng. Đồng thời, sử dụng vôi tôi làm mềm nước cứng có thể làm thay đổi độ PH của nước. 

Với các chất làm mềm nước cứng tạm thời trên sẽ giúp bạn xử lý nước cứng nhanh chóng. Tuy nhiên, các giải pháp trên chỉ làm tạm thời, đặc biệt những chất hóa học, khó xác định liều lượng phù hợp, khi sử dụng lâu dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Do đó, bạn nên ưu tiên những giải pháp làm mềm nước cứng an toàn, hiện đại như sử dụng thiết bị làm mềm nước cứng của hãng Agua Topone do Công ty TNHH Thương mại Bách Hóa Môi Trường cung cấp. Bạn sẽ thu được nguồn nước sạch, an toàn để sử dụng. Để tư vấn thêm về thiết bị làm mềm nước cứng, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số Hotline 0399 766655 để được giải đáp tận tình.

Trả lời