Nước đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sinh hoạt của con người. Nước cấp là khái niệm để chỉ nước đã qua xử lý, hay còn gọi là nước sạch. Đây là nước được khai thác từ tự nhiên, thông qua quá trình xử lý nghiêm ngặt nhằm loại bỏ các chất độc hại. Để tìm hiểu kỹ hơn, chúng ta hãy đến với Top 7 công trình trong dây chuyền xử lý nước cấp sau đây.
Xem thêm
+ Top 3 nhà máy nước sạch lớn nhất miền Bắc
+ Top 3 nhà máy nước sạch lớn nhất miền Trung
+ Top 3 nhà máy nước sạch lớn nhất miền Nam
Contents
1. Song chắn và lưới chắn rác
Trong nước mặt ngày nay, đặc biệt các con sông lớn và tại các vùng quê nơi đặt nhà máy nước cấp. Một bộ phận người dẫn vẫn có thói quen vứt rác thải sinh hoạt và động vật chết xuống sông.
Những thứ này vô tình gây ảnh hưởng đến nhà máy xử lý nước cấp, chính vì vậy song chắn rác và lưới chắn rác ra đời.
Là công trình đầu tiên trong chuỗi các công trình trong dây chuyền xử lý nước mặt thành nước cấp sinh hoạt. Đứng trước cả trạm bơm và có vai trò loại bỏ rác kích thước lớn, không đi vào máy bơm, làm hỏng máy bơm.
Ngày nay khoa học công nghệ phát triển, hệ thống song chắn rác đã có nhiều sự cải tiến:
+ Cải tiến thành hệ thống tự động hóa với cơ cấu vớt rác tự động
+ Cơ cấu thu rác tự động vào thùng rác phía trên để đổ ra ngoài.
2. Hồ chứa và lắng sơ bộ
Đây là công trình không thể thiếu, được sử dụng trong dây chuyền xử lý nước mặt thành nước sinh hoạt.
+ Hồ chứa nước và lắng sơ bộ giúp loại bỏ bớt cặn có trong nước. Đây là quá trình tự làm sạch, giúp giảm lượng vi trùng từ môi trường.
+ Khi nước trong hồ chứa, các phản ứng oxy hòa tan trong nước điều hoà lưu lượng giữa dòng chảy từ nguồn. Giúp các công đoạn sau diễn ra thuận lợi, hiệu quả hơn.
+ Tích trữ nguồn nước, đặc biệt là mùa khô khi mà lượng mưa giảm xuống thấp.
Đặc điểm của hồ chứa nước tại các công trình xử lý nước cấp
+ Đối với nhà máy nước cấp nhỏ thường có hai hồ chứa nước được xây dựng song song với nhau. Để luân chuyển kéo dài thời gian lắng của mỗi hồ….
+ Đối với nhà máy xử lý nước lớn thì có thể tận dụng các hồ tự nhiên có diện tích rất lớn nhưng cần phải chú ý bảo vệ nguồn nước.
+ Là công trình có diện tích lớn nhất trong dây chuyền xử lý nước mặt thành nước cấp.
3. Bể lắng cát
Một số nguồn nước sông có độ đục rất lớn sau khi chắn rác. Do đó, nước sẽ tiếp tục được dẫn qua bể lắng cát.
Tại đây, các hạt cặn lơ lửng vô cơ, có kích thước nhỏ, tỷ trọng lớn hơn nước, cứng, có khả năng lắng nhanh sẽ được giữ lại ở bể lắng cát.
Tạo điều kiện tốt để lắng các hạt có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,2 mm và tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 2,6 để loại trừ hiện tượng bào mòn các cơ cấu chuyển động cơ khí và giảm lượng cặn nặng tụ lại trong bể tạo bông và bể lắng.
Có vai trò tương tự như hồ lắng sơ bộ, bể lắng cát chỉ được thiết kế khi xử lý nước sông có quá nhiều phù sa như nước sông Hồng.
4. Bể khử trùng và khử rêu
Xử lý nước bằng hóa chất nhằm hạn chế sự phát triển của rong rêu tảo và vi sinh vật nước. Đồng thời loại trừ màu, mùi khó chịu được gây ra bởi các vi sinh vật chết. Thông thường, các hóa chất được sử dụng là:
+ CuSO4 , liều lượng 0,12 ÷ 0,3 mg/l. Phụ thuộc vào thành phần nước thô, nồng độ vi sinh vật và rêu tảo mà liều lượng và quãng thời gian giữa 2 lần xử lý khác nhau.
+ Clo hóa tại bể chứa nước sạch
Clo hóa giúp làm sạch nước, tiệt trùng, đảm bảo chất lượng nguồn nước cấp trước khi được bơm vào hệ thống dẫn nước. Quy trình này được thực hiện như sau:
+ Cho một lượng Clo vừa đủ vào nước trước khi nước được chảy sang bể chứa.
+ Kéo dài thời gian tiếp xúc để tiệt trùng trong suốt quá trình vận chuyển từ nhà máy xử lý nước đến từng hộ gia đình.
Nước mặt tự nhiên có chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, trước khi cấp nước đến từng hộ gia đình cần có biện pháp khử trùng, đảm bảo nguồn nước sạch 100%.
Tại một số quốc gia phát triển như Úc, nước cấp có thể uống trực tiếp tại vòi vì bên họ sử dụng kết hợp nhiều loại công nghệ khử trùng khác nhau và đạt hiệu quả cao hơn như:
+ Sử dụng tia cực tím, tia UV
+ Khử trùng bằng khí ozone.
5. Keo tụ và phản ứng tạo bông cặn
Thường được sử dụng tại các nhà máy nước cấp khai thác nguồn nước ngầm chứa nhiều inox sắt, mangan… để sản xuất.
Đây là quá trình tạo ra tác nhân có khả năng dính kết các chất làm bẩn nước. Từ dạng hòa tan lơ lửng, các chất này sẽ được kết thành các bông cặn có khả năng lắng trong các bể lắng.
Đồng thời đính kết trên bề mặt hạt của lớp vật liệu lọc với tốc độ nhanh và tiết kiệm nhất.
Để thực hiện, chúng ta sẽ trộn phèn với nước xử lý. Lúc này sẽ lập tức xảy ra các phản ứng hóa học và lý hóa tạo thành hệ keo dương phân tán đều trong nước.
Khi được trung hòa, hệ keo dương này là các hạt nhân có khả năng dính kết với các keo âm phân tán trong nước và dính kết với nhau. Kết quả là tạo thành các bông cặn.
Quá trình này được gọi là quá trình keo tụ, quá trình dính kết cặn bẩn và nhân keo tụ gọi là quá trình phản ứng tạo bông cặn.
Khó khăn lớn nhất khi xử lý nước bằng phương pháp này là việc xử lý các bùn cặn sinh ra, thông thường sẽ được đem đi chôn lấp.
6. Bể lắng ly tâm
Bể lắng ly tâm là một trong mẫu bể lắng có hiệu suất hoạt động cao nhất, có cấu tạo hình tròn, tiết kiệm diện tích mà vẫn đạt hiệu quả xử lý cao.
Bể lắng ly tâm hoạt động theo hình thức nước chứa cặn được cấp vào từ trung tâm và thu nước ở xung quanh.
Bể lắng ly tâm ứng dụng nguyên lý trọng lực, nhằm tách chất bẩn ra khỏi nước. Quá trình này được thực hiện trong bể lắng. Khi đó các hạt cặn có tỷ trọng lớn hơn nước ở chế độ thủy lực thích hợp sẽ lắng xuống.
+ Lực ly tâm tác dụng vào hạt cặn, trong các bể lắng ly tâm và xyclon thủy lực.
+ Lực đẩy nổi do các bọt khí dính bám vào hạt cặn ở các bể tuyển nổi. Cùng với việc lắng cặn quá trình lắng giúp giảm đến khoảng 95% vi trùng có trong nước.
7. Bể lọc
Bể lọc nước là thiết bị dùng để lọc một phần hay toàn bộ cặn bẩn có trong nước. Khi xử lý nước thì lọc là giai đoạn cuối cùng đề làm sạch nước triệt để. Trước khi nước được đưa vào bể chứa tập trung.
Tùy thuộc vào yêu cầu đối với chất lượng nước mà bể lọc sẽ được thiết kế khác nhau. Nhìn chung, bể lọc gồm:
+ Hệ thống cấp nước
+ Lớp vật liệu lọc
+ Hệ thống thu nước lọc
+ Phân phối nước rửa
+ Hệ thống dẫn nước vào bể lọc
+ Thu nước rửa lọc.
Trên đây là Top 7 công trình trong dây chuyền xử lý nước cấp mà chúng tôi giới thiệu đến bạn. Tùy vào sơ đồ xử lý nước cụ thể, chúng ta sẽ thấy các việc kết hợp các công trình có khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều có chung mục tiêu là làm sạch nước để cung cấp cho sinh hoạt.