Top 5 loại nước thải khó xử lý nhất đến chuyên gia cũng ngán ngẩm

Nước thải là loại nước được thải ra sau quá trình sử dụng hoặc sau một quá trình sản xuất và không còn giá trị nữa nên được loại bỏ. Nước thải có thể được tạo ra từ sinh hoạt của các hộ dân cư, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,… Nhìn chung, nếu phân loại dựa trên mức độ xử lý thì có 2 loại là nước thải dễ xử lý và nước thải khó xử lý. Với nền công nghiệp phát triển mạnh như hiện nay, các loại nước thải khó xử lý ngày một gia tăng, làm ô nhiễm môi trường. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc top 5 loại nước thải khó xử lý nhất.

Xem thêm

+ Top 3 đơn vị là chuyên gia trong việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

+ Top 3 công ty lập đề án bảo vệ môi trường tốt nhất Việt Nam

+ Top 4 công ty chuyên xử lý nước nhiễm mặn thành nước ngọt

1. Nước thải nhuộm dệt khó xử lý do nhiều hàm lượng hữu cơ, vô cơ

Nước thải dệt nhuộm chứa các hợp chất hữu cơ và vô cơ cao như natri hypoclorit, natri hidroxit, natri sunfat, natri clorua và axit clohidric; chất tẩy rửa và dung môi.

Bên cạnh đó, nước thải từ ngành công nghiệp dệt nhuộm còn có độ PH và nhiệt độ cao. Các sợi không hòa tan trong nước thải dệt nhuộm có thể làm đường ống tắc nghẽn.

Nước thải dệt nhuộm chứa nhiều hợp chất hữu cơ, vô cơ khó xử lý
Nước thải dệt nhuộm chứa nhiều hợp chất hữu cơ, vô cơ khó xử lý

Chính các hóa chất độc hại và thuốc nhuộm khiến cho nước thải dệt nhuộm trở thành một trong những loại nước thải khó xử lý nhất.

Có tới 50% thuốc nhuộm cùng với hợp chất vô cơ natri clorua và hóa chất phụ trợ khiến khả năng tự phân hủy sinh học bị hạn chế, thậm chí là bị mất.

Các loại thuốc nhuộm là các chế phẩm không đồng nhất, chứa các loại thuốc nhuộm bất hoạt cũng như các chất phụ gia tạo nên sự liên kết vững chắc cho thuốc nhuộm và sợi vải dệt.

Nước thải dệt nhuộm đa phần chứa hợp chất không phân hủy được hoặc khó phân hủy như chất chống cháy, chất chống thấm dầu và các chất giúp vải sử dụng được. Chính sự phức tạp này khiến nước thải nhuộm dệt trở nên khó xử lý, khối lượng càng nhiều càng gây ô nhiễm môi trường mức độ nặng.

2. Nước thải ngành mực in

Quá trình sản xuất mực in tạo ra nước thải không nhiều. Nước thải mực in phát sinh chủ yếu ở công đoạn vệ sinh máy móc thiết bị.

Bên cạnh đó, nước thải mực in còn phát sinh trong quá trình vệ sinh nhà xưởng làm mực in bị tràn đổ. Dù không nhiều nhưng nồng độ các chất trong nước thải mực in lại gây ô nhiễm cao. 

Nước thải mực in tuy không nhiều nhưng nồng độ các chất ô nhiễm lại cao
Nước thải mực in tuy không nhiều nhưng nồng độ các chất ô nhiễm lại cao

Khi được thải trực tiếp ra môi trường mà không xử lý, các vi sinh vật sử dụng lượng oxy hòa tan nhiều để phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải mực in, từ đó làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan có trong nước.

Độ màu mực in của nước thải đậm hay nhạt sẽ làm hạn chế độ sâu của tầng nước khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của một số sinh vật biển như rêu, rong, tảo,…

Đồng thời, nước thải mực in còn gây nên sự phản cảm đồng thời tác động xấu tới chất lượng nguồn nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh, lĩnh vực du lịch,… Nước thải mực in bao gồm các thành phần gây ô nhiễm như độ màu, dung môi hữu cơ hay chất rắn lơ lửng.

3. Nước thải ngành xi mạ

Nước thải từ ngành xi mạ cũng không nhiều. Chúng có nồng độ chất hữu cơ thấp nhưng lại nhiều kim loại nặng. Chúng có thể tiêu diệt hết các loài sinh vật phù du, khiến cá nhiễm bệnh và tính chất lý hóa của nguồn nước bị thay đổi.

Bên cạnh đó, nó còn khiến đường ống nước bị ảnh hưởng xấu, hệ thống cống rãnh bị xâm thực và ăn mòn. Điều này tác động xấu đến chất lượng vật nuôi, cây trồng, đất canh tác nông nghiệp bị thoái hóa do nước thải tràn và thấm sâu.

Nước thải ngành xi mạ chứa nhiều kim loại nặng khó xử lý
Nước thải ngành xi mạ chứa nhiều kim loại nặng khó xử lý

Đặc trưng của nước thải xi mạ là thành phần có chứa hàm lượng muối vô cơ cao cũng như kim loại nặng, có thể là Đồng, kẽm, crom hay niken,….Và cũng tùy vào loại muối kim loại mà nước thải sẽ có sunfat, amoni, xyanua,…

Nước thải này được tạo ra từ quá trình xi mạ cho bề mặt kim loại. Nếu không được xử lý, nó sẽ gián tiếp tích tụ trong cơ thể con người, gây nên các bệnh nguy hiểm như ung thư, viêm da, viêm đường hô hấp,….

4. Nước thải chứa tinh bột

Những loại nước thải chứa tinh bột được tạo ra từ quá trình sản xuất bột sắn, bột mì,…thường khó xử lý. Nguyên nhân là do:

+ Nước thải chứa tinh bột có nồng độ chất hữu cơ cao, lớn hơn 3000mg trên 1 lít nước thải.

+ Tinh bột có cấu trúc khó bị các vi sinh vật phân hủy. 

Nước thải tinh bột có nồng độ hữu cơ cao rất khó xử lý
Nước thải tinh bột có nồng độ hữu cơ cao rất khó xử lý 

+ Nếu tinh bột không được xử lý và tồn tại lâu trong bể xử lý sẽ khiến độ PH thay đổi và toàn bộ nước thải khác cũng thay đổi độ PH theo.

+ Tinh bột có khả năng tạo nhớt trong nước thải, khiến công việc xử lý nước thải bằng vi sinh và lọc nước thải ở các giai đoạn tiếp theo gặp khó khăn.

+ Tinh bột rất khó lắng đọng hay keo tụ lại. Kể cả được sử dụng công nghệ xử lý nước thải để làm keo tụ và lắng tinh bột thì độ nhớt cũng khiến chất hữu cơ trong nước thải tinh bột khó bị bẻ gãy.

5. Nước thải ngành thuộc da

Hầu hết các doanh nghiệp ngành thuộc da tại Việt Nam đều áp dụng công nghệ truyền thống trong sản xuất, tiêu tốn nhiều hóa chất, nguồn nước và năng lượng khiến mức độ ô nhiễm của nước thải rất cao.

Nước thải thuộc da chứa nhiều sợi protein khó phân hủy
Nước thải thuộc da chứa nhiều sợi protein khó phân hủy

Sản xuất thuộc da gắn liền với quá trình chế biến thịt trong ngành chăn nuôi, có nguyên liệu chính là da bò, da cừu,….

Cấu trúc của da động vật bao gồm có 4 lớp, trong đó lớp bì cật được tạo nên từ các sợi protein rất khó bị vi sinh vật phân hủy.

Người ta sử dụng các chất thuộc da như crom, tanin để chuyển hóa da thành sản phẩm có độ bền cao và không bị phân hủy trong điều kiện bình thường.

Công nghệ thuộc da chủ yếu sử dụng Crom. Có thể khẳng định 100% cơ sở ngành thuộc da tại Việt Nam đều sử dụng Crom.ho thuộc da. Bởi vậy, nước thải từ ngành thuộc da cũng rất khó phân hủy.

Trên đây là top 5 loại nước thải khó xử lý nhất mà các bạn nên biết. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn lý do tại sao mà các loại nước thải trên lại khó xử lý đến vậy, đặc biệt là những người đang nghiên cứu chuyên ngành trường sẽ có thêm những kiến thức bổ ích cho ngành học của mình.

Trả lời