3 Định nghĩa ô nhiễm môi trường biển là gì?

Bài viết này sẽ định nghĩa lại sự ô nhiễm môi trường biển cho bạn đọc, giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi ‘’ô nhiễm môi trường biển là gì’’ một các khoa học, đầy đủ. Và cung cấp góc nhìn tổng quan hơn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nói chung. Cùng Bách Hóa Môi Trường chia sẻ những điều tốt đẹp nhất tới cộng đồng nhé.

1. Ô nhiễm môi trường biển là gì?

Phần này mình sẽ tập trung phân tích các định nghĩa của ô nhiễm môi trường biển và trả lời cho câu hỏi Ô nhiễm môi trường biển là gì?

1.1. Ô nhiễm môi trường biển theo cách hiểu đơn giản

Ô nhiễm môi trường biển là sự biến đổi của nước biển theo chiều hướng tiêu cực, làm môi trường biển không còn thích hợp cho các sinh vật sống nữa.

Ô nhiễm môi trường biển gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt

Mọi biến đổi của nước biển so với ban đầu đều ít nhiều tác động đến môi trường sống của các sinh vật. 

Có thể theo hướng tích cực như các dòng chảy từ sông mang theo phù sa và dinh dưỡng nuôi dưỡng các loài động vật biển. 

Hoặc tiêu cực như sự dư thừa dinh dưỡng trong nước có thể gây lên các sự phát triển quá mức của một số loài tảo trong một khoảng thời gian nhất định sẽ dẫn tới các hiện tượng thủy triều đỏ….

Sự biến đổi này có thể do tự nhiên hoặc do con người, tuy nhiên nếu nó làm thay đổi môi trường biển theo hướng tiêu cực thì đều được coi là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển.

1.2. Ô nhiễm môi trường biển theo khoa học

‘‘Ô nhiễm môi trường biển là hiện tượng nguồn nước biển bị biến đổi tính chất (vật lí và hóa học) và thành phần không đúng tiêu chuẩn.’’

Sự biến đổi của nguồn nước biển phần lớn do hoạt động của con người

Các nhà khoa học dựa vào việc xem xét tổng quan và đưa ra nhận định cũng rất “khoa học’’. Khái niệm này đi sâu vào nghiên cứu sự biến đổi thành phần của nước, mà xét cho cùng chính những sự biến đổi thành phần của nước biển đã gây nên ô nhiễm môi trường biển.

Trước đây, các nhà khoa học còn cho rằng biển có khả năng tự làm sạch vô hạn – tức là nước biển đủ lớn để pha loãng tất cả mọi nguồn gây ô nhiễm trên thế giới này.

Tuy nhiên, từ sau vụ tai nạn tàu chở dầu Torrey Canyon năm 1967 và sau vụ tràn dầu ở Santa Barbara năm 1969 ngoài khơi California các nhà khoa học đã thay đổi đánh giá về khả năng tự làm sạch của biển trong một thời gian và không gian nhất định.

Sau những sự kiện này, đánh giá được sự nguy hiểm khi nguồn nước biển bị biến đổi tính chất trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định nên đã đề nghị các nước tham gia nhiều hiệp ước bảo vệ môi trường biển.

1.3. Ô nhiễm môi trường biển theo Wiki

Trong bách khoa toàn thư mở WIKI có viết ‘‘Ô nhiễm biển xảy ra khi các tác động gây hại hoặc có nguy cơ gây hại bắt nguồn từ chất thải hóa học, chất thải rắn, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp và chất thải sinh hoạt, tiếng ồn hoặc sự lây lan của các loài xâm lấn gây tác động xấu tới biển.’’

Trong ảnh là rác thải rắn do con người vứt xuống biển

Cũng theo WIKI những nguồn ô nhiễm này chủ yếu tới từ đất liền và do con người gây nên là chủ yếu.

Các hoạt động của con người đều ít nhiều tác động đến môi trường và điểm cuối cùng của hành trình ô nhiễm chính là biển.

Ví dụ cụ thể: Việc con người uống một chai COCA COLA.

+ Quy trình sản xuất COCA COLA đóng chai tại nhà máy sẽ thải ra môi trường nước thải, chất thải rắn, khí thải.

+ Sau khi sử dụng, vỏ chai cũng được đưa trực tiếp vào môi trường.

Đây là hai nguồn ô nhiễm mà người bình thường cũng có thể nhận biết và điểm cuối cùng của các loại chất thải rắn này sẽ là biển.

Trên thực tế, các nhà khoa học có thể kể tên hàng chục hoạt động liên quan có thể gây ô nhiễm từ việc con người uống 1 lon COCA COLA.

+ Hoạt động vận chuyển nguyên liệu

+ Hoạt động vận chuyển thành phẩm tới nơi tiêu thụ

+ Hoạt động đóng gói sản phẩm

….

2. Điểm mặt 3 nguồn ô nhiễm môi trường biển

Không thể chối cãi phần lớn nguồn gây ô nhiễm môi trường biển hiện nay đều là do các hành vi của con người. Nhưng cũng không thể phủ nhận các yếu tô tự nhiên. Cùng điểm danh một số nguồn gây ô nhiễm môi trường biển lớn.

2.1. Nguồn ô nhiễm biển tự nhiên – hoạt động núi lửa

Có hàng nghìn núi lửa vẫn đang hoạt động dưới đáy biển và cả trên khu vực đất liên ven biển. Khi núi lửa hoạt động trở lại thì các loài động vật có thể dễ dàng cảm nhận và di chuyển đi nơi khác nên ít bị ảnh hưởng.

Bị ảnh hưởng lớn nhất chính là các loài tảo, san hô, động vật thân mềm như ốc, hến…. chúng hoặc là không di chuyển được hoặc là bị các chất độc thải ra từ nham thạch gây chết.

Núi lửa khi mới hoạt động sẽ là nguồn gây ô nhiễm nhưng khi chúng dừng hoạt động sẽ tạo nên những điều kỳ diệu trong thế giới tự nhiên.

Chúng tạo nên các đảo và khu vực xung quanh đảo thật trù phú nhờ những chất dinh dưỡng quý giá nuôi dưỡng các quần thể sinh vật.

2.2. Nguồn ô nhiễm biển nhân tạo – chất thải rắn

Cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại – biển cũng oằn mình gánh chịu hàng triệu tấn chất thải rắn mà con người thải ra mỗi năm.

+ Nilong – bao bì các loại

+ Phế thải xây dựng

+ Rác thải sinh hoạt

+ Nốp xe

Đây chính là những nguồn chất thải rắn thải xuống biển lớn nhất theo ước lượng của các nhà khoa học trên thế giới. Nó cũng là nguyên nhân trực tiếp đến sức khỏe của hàng triệu sinh vật biển. Thiệt hại đối với môi trường là vô cùng to lớn

2.3. Nguồn ô nhiễm nhân tao – yếu tố vi lượng

Yếu tố vi lượng – là những loại chất thải vô cùng nhỏ mà tác động của nó đối với tự nhiên lại vô cùng to lớn và sâu rộng.

Mình sẽ phân tích một số ví dụ của phần này để mọi người hiểu rõ hơn.

+ Hiện tượng thủy triều đỏ tại các vùng biển ven bờ: Dư lượng lớn phân bón hóa học theo nước chảy ra biển tạo điều kiện cho các loài tảo phát triển đến mức không thể kiểm soát được, khi chúng “nở hoa” sẽ gây ảnh hưởng đến các loài sinh vật đặc biệt là cá sống trong cùng khu vực. Xác của chúng khi phân hủy cũng tạo lên những nguồn ô nhiễm cho các khu vực xung quanh.

+ Nhà máy điện năng lượng hạt nhân xả thải ra biển: Liên tiếp là các hoạt động xả thải nước làm mát có hàm lượng phóng xạ được thải ra biển, đặc biệt là khu vực Nhật Bản. Các loại chất thải ở một ngưỡng không gây nguy hiểm cho con người nhưng vẫn có tác động đến môi trường sống xung quanh.

3. Con người đã làm gì để bảo vệ môi trường biển?

Rất may mắn, ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước con người đã ý thức được những hành vi của mình sẽ gây tác động xấu đến môi trường và sự ô nhiễm này sẽ tác động ngược lại chúng ta.

3.1. Cùng nhau ký các hiệp ước công ước để bảo vệ môi trường

Hiến chương Đại Dương là Công Ước quan trọng nhất của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Sau gần 12 năm thương lượng đàm phán các quốc gia mới đi đến một tiếng nói chung nhằm bảo vệ môi trường biển của chúng ta. Từ đây hàng loạt các công ước, hiệp ước khác cũng ra đời, có thể kể đến như:

+ Công ước Quốc tế về Ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển – 1973

+ Công ước về Can thiệp trên biển cả trong trường sự cố do ô nhiễm dầu – 1969

+ Công ước về Ngăn ngừa ô nhiễm biển do việc nhấn chìm các chất thải – 1972

+ Công ước về chuẩn bị Ứng phó và hợp tác chống ô nhiễm do dầu năm 1990.

Xem thêm: Lắp đặt bể tách dầu thô cho các giàn khoan dầu trên biển

+ Nghị định thư về chuẩn bị ứng phó và hợp tác cho các sự cố ô nhiễm do các chất nguy hiểm và hại – năm 2000

+ Công ước về Kiểm soát các hệ thống chống hà gây hại của tàu – năm 2001

Đi đôi với các hoạt động quốc tế, từng cá nhân cũng có những sáng kiến để bảo vệ môi trường biển của chúng ta.

3.2. Các phát minh để bảo vệ môi trường biển

Các phát minh dù lớn hay nhỏ đều đem đến những hiệu quả nhất định đối với môi trường biển của chúng ta. Cùng tìm hiểu hai phương pháp hiệu quả nhất dưới đây.

Thùng rác nổi tự động trên biển

Là sản phẩm tự chế của 2 thanh niên Andrew Turton và Pete Ceglinski, thiết bị có khả năng loại bỏ mọi loại rác thải nhựa – ni long, hữu cơ miễn là nó trôi nổi trên bề mặt nước.

Sản phẩm không gây ảnh hưởng đến các loại sinh vật biển và đặc biệt phù hợp với các vùng nước ven bờ hoặc trong các vịnh có sóng nhỏ. Sản phẩm đang được nhân rộng và ứng dụng trên toàn thế giới, áp dụng được cả với nước sông hồ đang bị ô nhiễm.

Phao quây nổi tự động vớt rác của Ocean Cleanup

Là một tổ chức lớn nghiên cứu ra sản phẩm này để loại bỏ rác thải trôi nổi trên bề mặt đại dương với công suất lớn nhất.

Hàng chục nghìn tấn chất thải rắn sẽ được loại bỏ nếu nhưng sáng chế này được nhân rộng.

Hệ thống cũng sẽ tận dụng sức gió và dòng chảy đại dương cùng sóng để đẩy hệ thống lên phía trước và tạo thành một hình chữ U tự nhiên để tập trung rác thải về đây. 

Hệ thống làm sạch cũng được trang bị đèn năng lượng mặt trời, máy ảnh, cảm biến, ăng-ten vệ tinh cùng với hệ thống chống va chạm. 

Như vậy, bài viết này đã tổng hợp được các câu trả lời cho câu hỏi ô nhiễm môi trường biển là gì ? Mọi đóng góp xin được gửi về cho Bách Hóa Môi Trường thông qua số hotline nhé.

Nguồn: bachhoamoitruong.com

2 thoughts on “3 Định nghĩa ô nhiễm môi trường biển là gì?

  1. Pingback: Nguyễn Quang Phụng

  2. Pingback: ô nhiễm môi trường biển là gì

Trả lời