Nước thải từ ngành thủy sản được đánh giá ngắn gọn qua những luận điểm sau: Khối lượng xử lý nhiều + dễ xử lý. Trong dây chuyền xử lý nước thải thủy sản thì Bách Hóa Môi Trường chuyên cung cấp các máy tách tạp chất có trong nước thải. Hỗ trợ hệ thống xử lý nước thải thủy sản đồng thời cũng giúp nhà máy có thêm một khoản thu từ việc bán các tạp chất thu được trong nước thải đi ra. Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Contents
1. Thành phần tạp chất trong nước thải ngành thủy sản
Khi nhắc đến nước thải ngành thủy sản người ta thường nhắc đến các chỉ số BOD, COD… ở mức cao đến rất cao. Những chỉ số hữu cơ này thường là nguyên nhân chính gây ra ra ô nhiễm tại các khu vực nhà máy chế biến thủy sản.
Nhưng còn 1 chỉ số khác mà chúng ta ít khi nhắc đến chính là các loại tạp chất lẫn trong nước thải. Các tạp chất này có kích thước khác nhau nhưng chiếm một tỷ trọng đáng kể.
Có thể kể đến 1 số ví dụ như sau:
+ Vỏ tôm, râu tôm, càng tôm, chân tôm, xương cá…. các loại tạp chất hữu cơ khó phân hủy dễ dàng bị cuốn trôi vào hệ thống nước thải.
+ Thịt cá, thịt tôm, vụn hữu cơ từ động vật như phân, ruột…. các loại tạp chất hữu cơ dễ phân hủy bị cuốn trôi từ quá trình sơ chế.
+ Cát, rác thải…. bị rửa trôi từ quá trình làm sạch đầu vào…
Những tạp chất này có kích thước lớn nhỏ khác nhau nhưng có ảnh hưởng mạnh đến các hệ thống xử lý nước thải phía sau nên cần phải xử lý một cách triệt để.
2. Máy tách tạp chất ngành thủy sản là gì
Máy tách tạp chất trong ngành thủy sản bản chất là các máy tách rác dạng tĩnh với các khe lược rác được lựa chọn để phù hợp với từng loại nước thải cụ thể.
Cụ thể: Đối với nước thải từ quá trình chế biến tôm thì khoảng cách giữa 2 khe lược rác là 1 mm
Còn đối với nước thải từ quá trình chế biến cá tra cá basa thì khoảng cách giữa 2 khe lược rác này là 2 mm.
2.1. Vai trò của thiết bị đối hệ thống xử lý nước thải thủy sản
Theo tính toán thì để chế biến 1 tấn tôm thành phẩm cần thời 22 mét khối nước sạch. Đây chỉ là khối lượng nước sạch từ cần để chế biến tôm tại nhà máy.
Với tính toán này bạn có thể nhận thấy rằng mỗi cơ sở chế biến tôm cần một hệ thống xử lý nước thải rất lớn.
Vậy vai trò của các máy tách tạp chất trong nước thải thủy sản có vai trò gì?
+ Vai trò giảm tải: Giảm lượng chất thải cần phải xử lý, thiết bị này loại bỏ hết các cặn hữu cơ có trong nước thải từ đó giảm khối lượng chất thải mà hệ thống xử lý nước thải phải xử lý. Giảm tải cho hệ thống bể chứa, bể xử lý, giảm tải các hệ thống lọc tách sinh khối.
+ Vai trò hỗ trợ hệ thống xử lý nước thải: Hỗ trợ các bể hiếu khí, kỵ khí xử lý hiệu quả hơn sau khi đã giữ lại các chất hữu cơ dễ phân hủy và có kích thước lớn.
2.2. Lợi ích máy tách tạp chất đối với công trình xử lý nước thải
+ Tiết kiệm chi phí đầu tư nhà máy: Phải xử lý một khối lượng nước thải rất lớn. Việc lắp đặt hệ thống máy tách tạp chất có thể giúp giảm tải cho hệ thống xử lý nước thải. Từ đó giảm công suất của cả hệ thống XLNT >>> Giảm khối lượng xây dựng các công trình. Giúp tiết kiệm chi phí xây dựng nhà máy.
+ Tiết kiệm chi phí vận hành: Khối lượng các chất thải cần xử lý giảm thì chi phí vận hành giảm.
+ Tăng nguồn thu nhập: Một số các tạp chất mà máy thu được có thể được dùng để bán cho các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi hoặc cơ sở sản xuất phân bón… tăng thu nhập cho nhà máy.
3. Đặc điểm của máy tách tạp chất thủy sản của Bách Hóa Môi Trường
Bách Hóa Môi Trường luôn mong muốn khách hàng có thể lựa chọn được mẫu sản phẩm máy tách tạp chất phù hợp. Có nhiều thông số cần phải làm rõ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Quý bạn đọc có thể tìm hiểu qua các thông số dưới đây nhé.
3.1. Lựa chọn thiết bị phù hợp
Có nhiều loại thiết bị tách tạp chất nhưng đối với các hệ thống xử lý nước thải trong ngành thủy sản thì có hai mẫu máy tách tạp chất phù hợp hơn cả:
+ Máy tách tạp chất dạng tĩnh: Thiết bị có cấu tạo đơn giản phù hợp với mọi công suất, quy mô của nhà máy. Cũng là sản phẩm được lựa chọn nhiều nhất trong ngành.
Xem thêm: Thông tin chi tiết về sản phẩm máy tách rác dạng tĩnh
+ Máy tách tạp chất dạng trống quay: Được đánh giá là thiết bị có khả năng lọc tách tạp chất cao hơn. Với những doanh nghiệp có mức đầu tư lớn sẽ cân nhắc lựa chọn thiết bị này để đạt hiệu quả lọc tách rác cao nhất.
Xem thêm: Máy tách rác trống quay vận hành như thế nào?
Các bạn nên tham khảo qua chuyên viên tư vấn của chúng tôi để lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
3.2. Lựa chọn khoảng cách khe lược cặn phù hợp
Khe lược cặn hoàn toàn có thể điều chỉnh theo mong muốn của chủ đầu tư nhưng phải thỏa mãn các điều kiện để tránh các trường hợp thiết bị được thiết kế không đủ công suất.
Khoảng cách khe lược cặn sẽ quyết định kích thước của tạp chất nhỏ nhất mà máy tách tạp chất có thể tách được.
Ví dụ như trong xử lý nước thải nhà máy chế biến tôm, khe lược rác thường được chọn sẽ là 1 mm. Đây chính là kích thước tạp chất nhỏ nhất mà máy có thể tách được.
Thực tế với khoảng cách này nhiều tạp chất có kích thước nhỏ hơn cũng được tách ra khỏi nước thải bởi vì các loại rác này sẽ bám dính vào nhau.
4. Khách hàng đã sử dụng sản phẩm của chúng tôi.
Rất nhiều khách hàng đã sử dụng sản phẩm của chúng tôi, chúng tôi có thể kể đến một số doanh nghiệp như sau:
Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước
Nhà máy với mức đầu tư 400 tỷ, được đặt trên diện tích 3 hecta. Được đầu tư bài bản và đồng bộ, tất nhiên không thể thiếu các thiết bị lọc tách tạp chất của Bách Hóa Môi Trường.
Công ty CP thực phẩm Sao Ta (FIMEX)
Nhà máy mới được xây dựng tại Sóc Trăng với nhiều thiết bị hiện đại, nhà máy hiệu luôn phát triển cùng khẩu hiệu phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.
Công ty CP Nha Trang Seafood –F17 (NTSF)
Sử dụng máy tách tạp chất có công suất lên đến 20.000 mét khối nước thải/ giờ. Các thiết bị được lắp đặt tại đây được sản xuất với sự giám sát cao của chúng tôi.
Như vậy, bài viết này chúng tôi đã giới thiệu đầy đủ thông tin về dòng sản phẩm máy tách tạp chất trong xử lý nước thải thủy sản. Mọi nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Nguồn: Bách Hóa MôI Trường