Trong mỗi nhà máy vì sao phải tách dầu ra khỏi nước

Trong mỗi nhà máy ngày nay đều sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu thô (xăng, dầu DO, dầu bôi trơn, dầu làm mát…) để làm nhiên liệu cho các phương tiện chuyên chở hoặc hỗ trợ quá trình làm mát, bôi trơn trong các thiết bị phục vụ sản xuất. Quá trình này tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể ảnh hưởng môi trường. Vì vậy trong nhiều nhà máy trước khi được cấp phép hoạt động đều có quy định của nhà nước về việc đảm bảo an toàn cho môi trường trước khi cấp phép hoạt động.

1. Lý do vì sao phải kiểm soát các loại dầu bên trong nhà máy

Có nhiều lý do để kiểm soát các sản phẩm từ dầu trong 1 nhà máy bất kỳ. Trong đó 2 yếu tố chính là an toàn sản xuất và các vấn đề liên quan đến pháp lý. Chi tiết như sau:

1.1. Dầu ảnh hưởng đến hệ thống nước sạch

Hệ thống nước sạch trong 1 nhà máy bất kỳ thường là bao gồm:

+ Nước sạch phục vụ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên

+ Nước cấp cho các thiết bị lò hơi

+ Nước cấp cho các thiết bị làm mát

+ Nước cấp cho hoạt động sản xuất

Trong tất cả các nhiệm vụ trên, hệ thống nước sạch phải đảm bảo không có dù chỉ 1 giọt dầu. Nguyên nhân:

Dầu rò rỉ ra bên ngoài môi trường

+ Trong các sản phẩm từ dầu thô thường chứa các chất độc hại rất dễ tác động đến sức khỏe của con người.

+ Ngoài ra với đặc tính nhẹ nổi lên trên bề mặt nước, dễ cháy nên có thể ảnh hưởng đến độ an toàn của các thiết bị nhạy cảm như lò hơi

Thực tế cả hai lý do trên đều đã xảy ra và gây hậu quả rất lớn đối với tài sản của công ty doanh nghiệp, đối với môi trường.

Ở đây có thể kể đến sự cố nước sạch nhà máy sông Đà bị nhiễm dầu thải gây ảnh hưởng đến hàng trăm ngàn hộ dân tại thủ đô Hà Nội.

1.2. Ảnh hưởng đến hệ thống nước thải

Các sản phẩm từ dầu thô, đặc biệt là các loại dầu làm mát hoặc dầu bôi trơn sau quá trình sử dụng bị biến đổi về tính chất, thành phần. Có độ độc hại rất cao.

Với đặc tính nhẹ, không tan trong nước và nổi nên trên bề mặt nước, không bị phân hủy bởi các phương pháp xử lý thông thường.

Điều nguy hiểm nhất là thành phần độc hại trong nước có khả năng giết chết các vi sinh vật trong bể xử lý hiếu khí và kị khí.

Theo nhiều nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới có thể tổng hợp được lại như sau:

‘’ 1 giọt dầu lẫn trong 1 khối nước có thể giết chết hoàn toàn các vi sinh vật trong 1 khối nước đó’’.

Như vậy việc để dầu đi vào hệ thống xử lý nước thải không khác nào một tác nhân gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.

1.3. Các vấn đề pháp lý

Trong nhiều văn bản pháp lý về bảo vệ môi trường hoặc liên quan đến các quy định về dầu đều quy định rõ hàm lượng cho phép của dầu trong nước thải.

Như tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 40:2011 Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

Quyết định 02:2012

Bộ Luật hình sự 2017

Có nhiều quy định rất rõ về mức xử phạt khi để lượng dầu vượt quá các quy định trong các văn bản pháp lý trên.

Trong nhiều trường hợp như các công trình xử lý nước thải của sân bay có hệ thống nhà xưởng sửa chữa trang thiết bị. Ngay từ khi lập dự án trong đánh giá tác động môi trường ĐTM đã phải có thông tin chi tiết và cam kết lắp đặt hệ thống tách dầu ra khỏi nước.

2. Tại sao dầu lại bị lẫn vào trong nước 

Có nhiều nguyên nhân để dầu đi vào hệ thống nước của nhà máy, có thể kể đến những nguyên nhân như sau:

+ Dầu từ các thiết bị chứa như thùng, bể rò rỉ ra môi trường bên ngoài đi vào hệ thống dẫn nước.

+ Dầu từ các thiết bị vận chuyển trong quá trình vận hành bị rò rỉ ra môi trường theo hệ thống thu nước mưa đi vào hệ thống bể.

+ Dầu làm mát, dầu bôi trơn bên trong nhà máy theo hệ thống dẫn nước

Đây là các nguyên nhân chính dẫn tới việc dầu đi vào hệ thống xử lý nước thải của 1 nhà máy. 

Ngoài ra còn có hiện tượng cố ý phá hoại như vụ án nước sạch nhà máy Sông Đà bị kẻ gian đổ thải dầu vào đầu nguồn nước, dẫn tới hệ thống xử lý nước sạch bị ô nhiễm.

3. Biện pháp đơn giản kiểm soát dầu trong hệ thống nước

Hiện nay đã có nhiều phương pháp để kiểm soát phát hiện dầu bên trong hệ thống nước. Tuy nhiên được ứng dụng rộng rãi hơn cả là sử dụng hệ thống cảm biến để đo dầu.

+ Cảm biến đo dầu trên bề mặt nước: Loại này dùng cho hệ thống đường ống dẫn nước có bể mặt thoáng. Đầu cảm biến không tiếp xúc với nước.

+ Cảm biến đo dầu trong nguồn nước: Loại này dùng trong các hệ thống đường ống dẫn nước áp lực thường là nước cấp. Đầu cảm biến nằm trong dòng nước.

Hai loại cảm biến này đều có nguồn gốc từ nước ngoài và giá thành rất cao. Đặc biệt cảm biến đo dầu trong nước ít được sử dụng hơn cả và việc tìm 1 nhà cung cấp tại Việt Nam có sẵn hàng là rất hiếm.

Như vậy, bài viết này đã giải thích cơ bản lý do vì sao mà phải tách dầu ra khỏi hệ thống xử lý nước của 1 nhà máy bất kỳ.

Trả lời