Nguyên lý hoạt động của cánh khuấy là dùng năng lượng của cánh khuấy để tạo ra dòng chảy rối. Dòng chảy này sẽ làm cho hỗn hợp bên trong dung dịch được khuấy đảo đều với nhau.
Xem thêm: Tổng hợp thông tin cánh khuấy đầy đủ nhất
Contents
1. 4 yếu tố ảnh hưởng đến nguyên lý hoạt động của cánh khuấy
Khi làm việc, cánh khuấy sẽ bị ảnh hưởng bởi 4 yếu tố sau đây, mỗi yếu tố lại tác động đến hiệu quả làm việc khác nhau của cánh khuấy. Cùng tìm hiểu chi tiết:
1.1. Vị trí đặt cánh khuấy
Vị trí của cánh khuấy so với thùng chứa cánh khuấy và bản thân cánh khuấy bên trong dung dịch sẽ tạo ra những dòng chảy khác nhau.
Có những vị trí đặt sẽ tạo ra dòng chảy xoáy đều đến tất cả các vị trí bên trong thùng chứa, tuy nhiên cũng có những vị trí đặt không.
Chi tiết trong hình ảnh là 3 vị trí đặt khác nhau của cánh khuấy tạo ra các dòng nước chuyển động khác nhau trong bể chứa
1.2. Cấu tạo của cánh khuấy
Cánh khuấy có cấu tạo rất khác nhau, cũng tạo ra các dòng chảy khác nhau.
Tùy vào hỗn hợp cần khuấy trộn mà người ta sử dụng các mẫu cánh khuấy khác nhau.
Video mô phỏng quá trình làm việc của cánh khuấy tuabin:
Video mô phỏng quá trình làm việc của cánh khuấy chân vịt.
1.3. Số tầng cánh khuấy.
Trong các bể dung dịch lớn, không chỉ sử dụng 1 mà sử dụng nhiều tầng cánh khuấy khác nhau để sự khuấy trộn được đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất.
Việc này đòi hỏi phải có sự tính toán cho phù hợp để các dòng chảy tạo ra cùng chiều chuyển động hoặc ngược chiều chuyển động của nhau.
Video mô phỏng
1.4. Tốc độ của cánh khuấy
Tốc độ của cánh khuấy tạo ra những năng lượng khác nhau, năng lượng khác nhau tạo ra những dòng chảy khác nhau.
Tốc độ càng lớn thì năng lượng tạo ra càng lớn >> tốc độ của dung dịch được khuấy trộn càng lớn >> hiệu quả hoạt động càng lớn.
2. Nguyên lý hoạt động của cánh khuấy tuabin
Cánh khuấy tuabin khi hoạt động thường tạo ra dòng chảy lưỡng tâm nghĩa là chuyển dòng nước từ cánh khuấy vào tâm của bể dung dịch.
Để đảm bảo cho chất lỏng chảy hướng tâm cần tạo ra lực ly tâm lớn hơn lực chảy vòng của chất lỏng. Độ lớn lực ly tâm phụ thuộc vào đường kính cánh khuấy và số vòng quay của nó.
Loại này thường dùng để khuấy trộn chất lỏng có độ nhớt cao tới 80Ns/m2.
3. Nguyên lý hoạt động của cánh khuấy chân vịt
Tạo ra dòng chảy hướng trục bao gồm cả chuyển động đi vào và đi ra khỏi canh khuấy đều song song với trục quay
Bộ phận khuấy chân vịt dùng để khuấy trộn chất lỏng có độ nhớt thấp (0,5- 2,0 Ns/m2).
Tùy theo độ cao của tầng chất lỏng mà có thể có một hay nhiều tầng chân vịt, mỗi chân vịt có thể có 2 hoặc 3 cánh, mỗi cánh quạt là một phần mặt xoắn vát nghiêng với bề mặt nằm nghiên một góc α có trị số thay đổi từ 0- 900 theo hướng trục quay đến mép cánh.
Dạng cánh như thế đảm bảo tạo ra dòng chảy hướng trục rất lớn và rút ngắn được thời gian khuấy trộn.
Trường hợp nối hai tầng chân vịt nguời ta bố trí sao cho sức hút và đẩy của hai chân vịt thực hiện theo một hướng tạo nên khả năng khuấy trộn mãnh liệt hoặc hai chân vịt hút đẩy theo hai hướng ngược nhau để khuấy trộn nhanh chất lỏng.
4. Nguyên lý hoạt động của cánh khuấy ‘‘dạng cánh’’
Cánh khuấy ‘‘dạng cánh’’ tạo ra một dòng chảy tiếp tuyến chuyển động xung quanh cánh khuấy và bên trong bể.
Trên đây là chia sẻ của Bách Hóa Môi Trường về nguyên lý hoạt động của cánh khuấy, nếu có thắc mắc hãy gọi cho hotline: 0986.814.283 để được tư vấn miễn phí.