Máy vớt váng dầu theo cơ chế bám dính – dạng dây đai

Là một cơ chế đơn giản hiệu quả hoạt động phụ thuộc vào hàm lượng của dầu trong nước thải. Cùng tìm hiểu máy vớt váng dầu theo cơ chế bám dính dạng dây đai qua bài viết chi tiết của chúng tôi.

1. Hình dạng tổng quát – Cấu tạo chi tiết

Chi tiết hình ảnh tổng quát của máy vớt váng dầu theo cơ chế bám dính như sau:

Cấu tạo máy vớt váng dầu dạng dây đai

Chi tiết các bộ phận:

Số 1: Động cơ

Số 2: Dây đai

Số 3: Khe tách dầu

Số 4: Máng dẫn dầu thải.

Số 5: Khung cố định động cơ

Số 6: Đèn báo

Số 7: Công tắc điều khiển

Số 8: Rulo điều chỉnh.

Qua hình ảnh trực tiếp mọi cùng có thể hình dung được kích thước tổng thể của thiết bị này, để hiểu được cơ chế làm việc của máy vớt váng dầu theo cơ chế bám dính – dạng dây đai chúng ta cũng đọc phần tiếp theo

Máy vớt váng dầu theo cơ chế bám dính – dạng dây đai thì bộ phận quan trọng nhất chính là dây đai. Nó có vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến hiệu quả làm việc của thiết bị.

1.1. Có những mẫu dây đai nào?

Riêng về dây đai thì tùy thuộc vào mỗi nhà sản xuất – mỗi ứng dụng của thiết bị sẽ có những mẫu dây đai riêng. Nhưng chung quy lại thì có 3 loại mẫu dây đai chính như sau:

+ Dây đai inox

+ Dây đai vải

+ Dây đai 2 lớp vải và lông cừu nhân tạo

Mỗi loại dây đai được úng dụng trong một trường hợp cụ thể mọi người gọi cho hotline để được tư vấn chi tiết nhé.

1.2. Những thông số cơ bản của dây đai

Tuy các loại dây đai là khác nhau nhưng về thông số cơ bản sẽ là như thế này:

+ Chiều rộng dây đai

+ Chiều dài dây đai

Hai kích thước này phụ thuộc vào từng model máy cụ thể.

2. Cơ chế (nguyên lý) làm việc máy vớt váng dầu theo cơ chế bám dính – dạng dây đai

Khi bắt đầu làm việc, động cơ quay với tốc độ được cài đặt sẵn. Làm dây đai quay đều.

Do dây đai tiếp xúc trực tiếp với bề mặt nước nhiễm dầu, dầu sẽ bám dính trực tiếp lên dây đai.

Dầu bám trên dây đai

Khi động cơ quay đưa phần dây đai đã dính dầu lên khe tách dầu thì dầu sẽ được chuyển từ dây đai sang hệ thống thu dầu của máy.

Qua hệ thống đường ống, dầu được dẫn vào thiết bị chứa.

Chu trình tiếp tục được lặp lại cho đến khi nước hết dầu.

Đối với cơ chế này, thiết bị có thể làm việc liên tục mà không cần bất cứ sự giám sát nào của con người, nâng cao khả năng làm việc của thiết bị một các độc lập.

Công nhân vận hành chỉ cần kiểm tra bộ phận chứa dầu vớt ra được của thiết bị, nếu dầu đầy lập tức đem đi đổ vào nơi quy định.

Xem thêm: Máy vớt váng dầu theo cơ chế bám dính và những điều cần biết

3. Lưu ý khi mua và lựa chọn sử dụng thiết bị

Khi mua và sử dụng máy vớt váng dầu theo cơ chế bám dính dạng dây đai thì nên chú ý một số điểm như sau:

+ Lựa chọn loại dây đai hợp lý cho loại dầu mà mình cần vớt nhé. Mỗi loại dây đai sẽ hợp với một loại dầu nhất định.

+ Thiết bị này chỉ có khả năng lọc tách dầu thô và các sản phẩm từ dầu thô hoặc dầu ăn nguyên chất không khị biến đổi hoặc bám bẩn. Còn lại mỡ động vật ở trạng thái đóng rắn, thiết bị không có hiệu quả xử lý.

+ Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh khoảng cách của khe lọc dầu để đạt được kết quả lọc tách cao nhất.

+ Định kỳ kiểm tra độ bám dính của dây đai, nếu hiệu quả bám dính giảm xuống. Vui long thay mới.

+ Tuổi thọ của dây đai có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường nước.

+ Công suất làm việc của máy vớt váng dầu dạng dây đai phụ thuộc vào nồng độ của dầu trong nước.

Để thiết bị làm việc ở trạng thái tốt nhất chúng ta cần thường xuyên kiểm tra các thiết bị này.

4. Ứng dụng phù hợp của thiết bị

Thiết bị này có thể làm việc độc lập hoặc phối hợp với các thiết bị khác để tăng độ hiệu quả làm việc.

Thường thì để tăng nồng độ dầu giúp máy vớt váng dầu làm việc hiệu quả cao hơn. Người ta sẽ thiết kế một bể tách dầu ở đầu hệ thống xử lý nước thải.

Nước thải nhiễm dầu từ:

+ Bãi đỗ xe

+ Khu vực sửa chữa trang thiết bị

+ Máy cắt CNC

+ ….

Tất cả các nguồn nhiễm dầu này được thu gom và đi qua bể tách dầu, trước khi đi vào hệ thống xử lý nước thải.

Máy vớt váng dầu được đặt tại bể tách dầu để đạt hiệu quả lọc tách cao nhất – thành phần dầu máy được tích tụ trong các ngăn của bể tách dầu lượng dầu đã chiếm hàm lượng lớn hơn, nên dễ dàng vớt lên hơn.

5. Chi phí vận hành thiết bị

Chi phí để vận hành máy vớt váng dầu dạng dây đai phụ thuộc vào công suất động cơ của máy.

Thường model máy … công suất động cơ … tính máy làm việc theo ca 8 tiếng/ ngày x giá điện theo từng địa phương

Kết quả là chi phí vận hành thiết bị một ngày làm việc của máy là: ….

Ngoài ra các chi phí bảo dưỡng, bảo trì và thay thế các vật tư tiêu hao khác cũng cần tính toán một cách chi tiết.

Tất cả những chi phí này cộng lại thành chi phí vận hành thiết bị.

6. Địa chỉ cung cấp máy vớt váng dầu cơ chế bám dính – dạng dây đai

Bách Hóa Môi Trường chuyên cung cấp các sản phẩm máy vớt váng dầu dạng dây đai có đầy đủ công suất theo yêu cầu.

Chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn:0399766655 gặp anh Cảnh

Khách hàng có thể liên hệ đến công ty tại các địa chỉ sau: 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI BÁCH HÓA MÔI TRƯỜNG

Trụ sở tại Hà Nội: Số 11, ngõ 108 Phố Nguyễn Lân, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Xưởng sản xuất: Số 1 Đường Cựu Quán, Xã Đức Thượng, Huyện Hoài Đức, Hà Nội

Chi nhánh Hải Phòng: Điện nước Tường Thịnh, 9/903 Trường Chinh – phường Quán Trữ- quận Kiến An – Hải Phòng

Chi nhánh Đà Nẵng: Số 10 Đường Đa Mặn Đông 4, Phường Khuê Mỹ, Quận Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng

Chi nhánh Quảng Ninh: 555 Cao Thắng, Cửa hàng Gas Xuân Nghiêm Việt Hiền.

Chi nhánh Hải Dương: Đường Trần Quốc Chẩn, Khu dân cư Mật Sơn, P. Chí Minh, TP.Chí Linh

Chi nhánh Hồ Chí Minh: 68/4/2D Trần Thị Cờ, Phường Thới An, Quận 12

Nguồn: Bách Hóa Môi Trường

Trả lời