Không chỉ các nhà hàng, quán ăn, khách sạn mới cần lập kế hoạch bảo vệ môi trường là việc doanh nghiệp của bạn có nằm trong đối tượng này hay không phụ thuộc vào yếu tố chất thải nguy hại tạo ra. Theo đó, lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho trạm sửa chữa bảo dưỡng phương tiện cơ giới đang được nhiều người quan tâm.
Để giúp bạn giải đáp thắc mắc này, Bách Hóa Môi Trường sẽ tập trung về vấn đề này trong bài viết ngày hôm nay.
1. Trạm bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện cơ giới có cần làm kế hoạch bảo vệ môi trường không?
Tại các trạm bảo dưỡng sửa chữa phương tiện cơ giới, chất thải không đến nhiều từ nước sinh hoạt, nhà bếp mà đến từ các loại dầu nhớt. chất tẩy rửa xe. Đây chính là loại chất thải nguy hại mà địa điểm này thường xuyên thải ra môi trường. Tùy thuộc vào lượng chất thải, quy mô hoạt động mà bạn sẽ tìm ra các phương án giải quyết khác nhau.
Với những trạm bảo dưỡng sửa chữa có quy mô lớn, việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường là hoàn toàn cần thiết, là thủ tục để bạn có được giấy phép kinh doanh. Đối với những doanh nghiệp hoàn toàn kế hoạch nhưng không tuân thủ đúng sẽ bị phạt hành chính từ 60 – 100 triệu đồng hoặc đình chỉ kinh doanh từ 6 – 12 tháng.
2. Hồ sơ cần có để hoàn thành thủ tục kế hoạch bảo vệ môi trường
Hồ sơ lập kế hoạch bảo vệ môi trường cần có:
+ 3 bản kế hoạch bảo vệ môi trường theo mẫu
+ 1 báo cáo đầu tư ( hoặc phương án sản xuất – kinh doanh – dịch vụ)
+ Bản vẽ cơ sở hoạt động
+ Bản vẽ hệ thống xử lý nước thải
Giá trị của bản kế hoạch này là suốt quá trình hoạt động nếu bạn không thay đổi địa điểm, không tăng công suất hoạt động và không thay đổi quy trình, công nghệ sản xuất.
3. Quy trình lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho trạm sửa chữa bảo dưỡng phương tiện cơ giới
Để đi đến bước phê duyệt, doanh nghiệp cần thực hiện theo quy trình sau:
+ Khảo sát và thu thấp đầy đủ dữ liệu về dự án, tính xác thực sẽ do chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm, từ đó đánh giá hiện trạng tình hình môi trường các khu vực xung quanh
+ Xác định chính xác các nguồn gây ô nhiễm mà dự án tạo ra như: Khí thải, chất thải, tiếng ồn, chất thải rắn,…Đánh giá mức độ mà các chất thải tác động đến môi trường
+ Đưa ra các phương án đề xuất xử lý nước thải, chất thải ô nhiễm. Xây dựng chương trình giám sát và quản lý môi trường
+ Viết hồ sơ, đưa đầy đủ các giải pháp, đánh giá hiệu quả các hạng mục
+ Trình ký và nộp hồ sơ
+ Chờ thẩm định và phê duyệt
Hồ sơ lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho trạm sửa chữa bảo dưỡng phương tiện cơ giới, doanh nghiệp có thể tự thực hiện. Tuy nhiên, để nhanh chóng được phê duyệt, có hồ sơ chuyên nghiệp, bài bản với những giải pháp tối ưu thì hiện nay có các dịch vụ lập hồ sơ bảo vệ môi trường. Khách hàng muốn tìm hiểu chi tiết về dịch vụ này có thể liên hệ đến Bách Hóa Môi Trường để được tư vấn, hỗ trợ.
Như vậy, với các trạm sửa chữa bảo dưỡng xe vẫn cần thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường nếu muốn đi vào hoạt động. Trên đây là một số thông tin về việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho trạm sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện cơ giới. Hy vọng đã mang lại cho bạn đọc nhiều điều có ích.
Nguồn: bachhoamoitruong.com