5 lưu ý khi đánh giá tác động môi trường cho nhà máy cần phải biết

Việc lập đánh giá tác động môi trường ĐTM được hiểu là việc phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường để có thể đưa ra những biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. Tuy nhiên, không ít các báo cáo gặp trục trặc hoặc sai sót. Vậy có những lưu ý khi lập đánh giá tác động môi trường cho nhà máy nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Ảnh minh họa

TRƯỚC KHI XÂY DỰNG NHÀ MÁY

1. Nên lựa chọn các công ty môi trường có kinh nghiệp lâu năm trong lĩnh vực này

Việc lập đánh giá tác động môi trường cho nhà máy có vai trò là cách phòng ngừa mang lại lợi ích cho nhiều doanh nghiệp. Không chỉ có vậy, nó còn được coi là công cụ kiểm soát hiệu quả nguồn ô nhiễm để có thể giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, tạo sự chủ động và tính liên kết giữa các nhà máy với cơ quan nhằm ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm đến mức thấp nhất.

Với vai trò đặc biệt quan trọng như vậy, nhưng nhiều nhà máy, doanh nghiệp còn lơ là, xem nhẹ việc lập đánh giá, thậm chí tự ý lập khi chưa có kinh nghiệm dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng về môi trường hoặc bị xử phạt bởi các cấp chính quyền, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, không có được những phương án thiết thực giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại kinh tế.

Bởi vậy, một trong những lưu ý khi lập đánh giá tác động môi trường (DTM) cho nhà máy mà bạn không thể bỏ qua chính là việc lựa chọn các công ty môi trường có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực. 

Với kinh nghiệm của mình, các đơn vị môi trường sẽ có thể tư vấn, thực hành, kiểm nghiệm và lập đánh giá tác động môi trường cho nhà máy một cách chính xác nhất. Cùng với đó, họ cũng sẽ hướng dẫn bạn các biện pháp giúp kiểm soát ô nhiễm một cách hiệu quả và tối ưu nhất.

Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc, tìm hiểu và tham khảo khi lựa chọn các công ty môi trường uy tín, có thương hiệu và kinh nghiệm tránh tiền mất tật mang.

Ngoài ra việc lựa chọn đơn vị phù hợp sẽ giúp bạn hoàn thành các công tác bảo vệ môi trường một các tiết kiệm và hiệu quả nhất.

+ Tận dụng các cơ sở hạ tầng có sẵn tại địa phương: Như cải tạo các khu vực rừng xung quanh nhà máy, trồng mới diện tích rừng….

+ Tiết kiệm chi phí và tăng thu nhập cho nhà máy: Ví dụ một số nhà máy sử dụng nước làm mát, không may có dầu đi vào nước. Nếu không được xử lý sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Những đơn vị có kinh nghiệm sẽ tư vấn lắp đặt các thiết bị tách dầu chuyên dụng để loại bỏ dầu khỏi nước.

Xem thêm: Bể tách dầu cho nước làm mát nhà máy

2. Phân tích vị trí địa lý của nơi thực hiện dự án trước khi đi nghiên cứu và lập báo cáo

Việc lập đánh giá sẽ tạo ra sự liên kết giữa các vấn đề môi trường với các yếu tố về kinh tế – xã hội trong quá trình hoạt động vì vậy, trong quá trình thực hiện cần phải có sự tính toán kỹ lưỡng về vị trí địa lý nơi thực hiện dự án.

Vị trí địa lý của nhà máy có ảnh hưởng trực tiếp có thể kể đến như: Giao thông, địa hình, cơ sở vật chất, thời tiết khí hậu, vị trí tiếp giáp, nguồn tài nguyên…

Thực tế những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của nhà máy cũng như những đóng góp và tác động của nhà máy đến kinh tế và xã hội của một đất nước. 

Nếu việc phân tích vị trí địa lý được thực hiện một cách chính xác, tỉ mỉ trước khi làm nghiên cứu và lập đánh giá tác động môi trường cho nhà máy sẽ khiến các thông số, thông tin sát thực hơn, có các phương án hiệu quả hơn trong việc dự kiến, xác định tác động của nhà máy đến với môi trường. 

3. Đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời, trung thực.

Có thể bạn chưa biết, việc lập đánh giá tác động đến môi trường của nhà máy không chỉ giúp chủ nhà máy có được những phương án giải quyết nhằm bảo vệ môi trường mà còn là căn cứ để lựa chọn phương án đầu tư, công nghệ, nguyên vật liệu đạt hiệu quả kinh tế cũng như mang tính khả thi tốt nhất giúp phát triển ổn định và tiết kiệm được thời gian.

Không chỉ có vậy, báo cáo này còn là căn cứ thông tin, thông số của dự án được gửi đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét và thẩm định.

Chính vì vậy, một trong những lưu ý khi lập đánh giá tác động môi trường cho nhà máy không thể bỏ qua chính là cần phải đảm bảo được những thông tin chính xác, kịp thời và trung thực. Những thông tin này cần phải được tổng hợp thông qua quá trình khảo sát, tính toán, nghiên cứu một cách thực tế. Tránh việc lập báo cáo với các thông tin sai sự thật, thiếu minh bạch và không cập nhập các vấn đề thực tế nhằm ảnh hưởng đến quá trình thẩm định của cơ quan chức năng hoặc ảnh hưởng đến phương án phát triển của nhà máy. 

Cụ thể là cần phải thu thập, phân tích các mẫu nguồn ô nhiễm, đất, nước, không khí và đem đi thí nghiệm tại các phòng thí nghiệm. Cùng với đó là đánh giá, xác định nguồn gây ô nhiễm từ các dự án sản xuất, tiến hành phân loại chất thải trước và sau khi dự án kết thúc. 

TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG BÁO CÁO

4. Làm việc theo trình tự để đảm bảo tính pháp lý và thời gian hoàn thành báo cáo.

Có thể khẳng định chắc chắn rằng việc lập đánh giá tác động môi trường cho nhà máy vừa mang đến những lợi ích thiết thực những cùng với đó là những thách thức lớn cho mỗi đơn vị sản xuất. Bởi trên thực tế, việc này là căn cứ để cho các cơ quan có chức năng kiểm soát được mức độ hoạt động của các công trình có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường hay không. Ngoài ra, đây còn là cơ sở để kiểm tra và xử lý các cơ quan, tổ chức, nhà máy có hoạt động đúng như những gì đã được để ra hay không.

Vì vậy, lưu ý tiếp theo trong việc lập đánh giá tác động môi trường cho nhà máy là phải theo trình tự nhằm đảm bảo được tính pháp lý cũng như thời gian hoàn thành báo cáo.

Không chỉ có vậy, những nhà máy khi đã đi vào hoạt động mà không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường thì chắc chắn sẽ phải lập báo cáo. Cùng với đó, những công trình đã đưa vào sử dụng được lập báo cáo trước đó, nhưng muốn cải tiến, nâng cấp thì cũng phải lập báo cáo bổ sung. Vì vậy, để tránh những yếu tố pháp lý ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của nhà máy thì cần hoàn thành báo cáo sớm để đánh giá tác động môi trường của nhà máy được phê duyệt sớm. 

SAU KHI XÂY DỰNG BÁO CÁO

5. Tham khảo các phương pháp sản xuất sạch hơn để tận dụng vào sản xuất trong nhà máy

Việc lưu ý khi lập đánh giá tác động môi trường (DTM) cho nhà máy cần có sự tham khảo cách báo cáo của các công ty sản xuất lâu năm hoặc muốn mở rộng phương thức, kỹ thuật và công nghệ sản xuất giúp cho quy trình lập báo cáo không có sai sót cũng như giúp cho dự án của doanh nghiệp được triển khai nhanh chóng hơn.

Lưu ý này đặc biệt hữu hiệu khi nhà máy của bạn vừa mới thành lập, chưa có kinh nghiệm trong việc lập đánh giá tác động môi trường.

Ngoài ra, việc tham khảo cách lập đánh giá của các đơn vị khác cũng giúp đơn vị bạn có thêm nhiều kinh nghiệm, có thêm được nhiều phương án đề xuất bảo vệ, ngăn chặn những tác động của nhà máy ra ngoài môi trường một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt, khi chủ doanh nghiệp muốn mở rộng phương thức, kỹ thuật và công nghệ sản xuất cũng trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.

Có nhiều doanh nghiệp trong suốt quá trình đi vào hoạt động đã liên tục đổi mới và áp dụng thành công các phương pháp sản xuất sạch hơn. Vừa nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường theo báo cáo DTM, vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí không nhỏ.

Trên đây là một số những lưu ý khi lập đánh giá tác động môi trường cho nhà máy. Được biết, Bách hóa môi trường là một trong những đơn vị uy tín có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ lập đánh giá tác động môi trường cho nhiều doanh nghiệp trên địa bàn cả nước.

Nguồn: bachhoamoitruong.com

Trả lời