Công nghệ làm sạch nước sông Tô Lịch của Nhật Bản đừng làm quá

Mình xin chia sẻ lại nguyên văn bài viết chia sẻ trên Fb của anh Trung Phung nói về công nghệ làm sạch nước sông Tô Lịch. Qua bài viết này mình cảm giác như những công nghệ này như đang được thần thành vấn đề này quá đáng mà không đủ các kiến thức chuyên môn.

Mấy hôm nay đi đâu cũng nghe bà con khen ngợi chuyên gia Nhật tắm trên sông Tô Lịch rần rần! Thôi thì mặc dù lười lắm cũng đành chịu khó viết vài chữ suy nghĩ cá nhân cho bà con đọc chơi!

Thứ nhất: Về công nghệ Bio reactor:

 Họ giới thiệu công nghệ đã được ứng dụng tại “sông Onga ở Nhật Bản hay nhiều nơi trên thế giới từ những năm 1994” và “Công nghệ này đã xử lý thành công tại 300 điểm ô nhiễm trên nước Nhật Bản, bao gồm khu vực nước thải công nghiệp, cơ sở chăn nuôi, nước hồ điều hòa, ao ô nhiễm do tù đọng và được giới thiệu, ứng dụng thử nghiệm tại một số nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Lào, Indonesia, Thái Lan…”. 

Từ trước đến nay việc dùng sục khí để tăng lượng oxi hòa tan trong nước là rất phổ biến trong việc xử lý nước thải: Máy móc tốt thì do Mỹ, Nhật chế tạo… rẻ hơn có Taiwan, Tàu… Công nghệ họ giới thiệu theo mình hiểu là tăng được lượng oxi hòa tan trong nước. Hiểu đơn giản là trước đây để xử lý được công suất 100m3/ngày đêm phải dùng 10 máy sục khí nay chỉ cần 1 máy. Tức là về bản chất là không mới. Sục oxi vào nước để sinh vật hiếu khí có cái ăn mà phân hủy nước thải.

Mình lên google search bằng tiếng Nhật lẫn tiếng Anh để tìm hiểu thêm về công nghệ Nano Bio-reactor thì không có kết quả, chỉ có kết quả tiếng Việt. Không hiểu công nghệ này áp dụng thành công thế mà không có một chút gì trên Internet! 
Trên Web của đơn vị thí nghiệm công nghệ này là công ty Công ty JVE có đưa ảnh chụp “bằng phát minh sáng chế” nhưng ảnh bị đè, che chữ gần hết nên mình cũng không đọc được cái bằng đó có nội dung gì!

Bằng phát minh phía công ty Nhật Bản đăng tải

Thứ hai: Tiến sỹ Tadashi Yamamura:

“Công nghệ Nano-Bioreactor là công nghệ xử lý nước thải đặt ngay trong lòng sông, có công suất xử lý lên tới 1.350.000m3/ngày đêm, gấp 9 lần lượng nước thải hàng ngày chưa qua xử lý chạy vào sông Tô Lịch, tốc độ xử lý đạt gấp 6 lần tốc độ âm thanh”.
Trong nhà máy xử lý nước thải người ta tính công suất bằng lượng m3 nước thải xử lý được trên một ngày đêm. (m3/ngày đêm). 

Tốc độ âm thanh: “Ở mực nước biển, tại nhiệt độ 21 °C (70 °F) và với áp suất tiêu chuẩn, tốc độ âm thanh trong không khí là khoảng 343.2 m/s ”
Mình không hiểu ông này so sánh tốc độ xử lý nước thải với tốc độ âm thanh có nghĩa là gì? So sánh hai đại lượng khác đơn vị m3/ ngày đêm >< m/s thì đúng là khó hiểu. Kiểu như các bạn so sánh: Tổ lao động XX lập lò bánh mỳ ven quốc lộ 1A, mỗi ngày ra lò 1.000 cái bánh mỳ, so với tốc độ chạy xe của thằng trẻ trâu hay trêu 141 thì tốc độ sản xuất bánh mỳ nhanh gấp 6 lần! 

Nghe thì hay nhưng không ai hiểu vị tiến sỹ này muốn so sánh cái gì! Vi diệu quá!
Thêm nữa vị này nói “có công suất xử lý 1.350.000m3/ngày đêm” thì thật là tối nghĩa. Ví dụ chẳng ai bảo: ” Công nghệ đường sắt có khả năng vận chuyển 1.350.000 tấn hàng hóa” mà phải nói cho 1 đối tượng cụ thể, có cấu hình cụ thể!

Thứ ba: Theo báo chí thì:

– Sau 4 ngày chạy máy từ 16/5 đến 20/5 thì “Phòng phân tích chất lượng môi trường của Viện Công nghệ môi trường đã tiến hành lấy mẫu nước sông Tô Lịch (Hà Nội) để kiểm tra chất lượng nguồn nước sau khi áp dụng thí điểm làm sạch bằng công nghệ Nano – Bioreactor Nhật Bản”

Lấy mẫu đem đi phân tích

– “Để đánh giá chính xác hiệu quả sau 1 tháng xử lý của công nghệ Nano-Bioreactor, sáng 17/6, các chuyên gia của Viện Công nghệ môi trường (Viện hàn lâm khoa học Việt Nam) và Trung tâm chất lượng và bảo vệ tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã cùng nhau lấy mẫu nước sông Tô Lịch đoạn đặt công nghệ Nano Nhật Bản để mang đi xét nghiệm”.

Tiếp túc lấy mẫu đem đi phân tích

Trong quá trình vận hành xử lý nước thải cho dù chỉ là 1 trạm XLNT có công suất nhỏ, người vận hành hàng tuần, thậm chí hàng ngày đều phải xét nghiệm mẫu để theo dõi mà điều chỉnh việc vận hành cho phù hợp, nếu ngày 9/7 bị “ thổi bay kết quả” do xả nước hồ Tây thì hãy công bố kết quả xét nghiệm nước sau xử lý ngày 8/7 đi, không có thì công bố kết quả của tuần trước?

Chỉ cần công bố kết quả xét nghiệm nước thải sau xử lý hàng ngày, hàng tuần sẽ thấy chất lượng nước thải sau xử lý được cải thiện hay không!
Tuy nhiên kết quả đến nay vẫn chưa được công bố. 
Và khi Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội xả nước hồ Tây, chẳng lẽ họ lấy đây làm cái cớ để thay đổi cơ bản công nghệ xử lý khi làm lại thử nghiệm! 
(2 bên chơi trò tung hứng hay không thì mình không biết nhé!)

Thứ tư. Thay đổi cơ bản công nghệ xử lý khi làm lại thử nghiệm: 

– Trước khi xả nước Hồ Tây- Thí điểm lần đầu: Công nghệ rất dị: chỉ việc thả 4 cái sục khí công nghệ Bio-reactor, coi như “lòng sông là nhà máy” cứ thế cắm điện là chạy.
– Sau khi xả nước Hồ Tây tổ chức thí điểm lại: Chia thành 4 bể: Bể yếm khí, bể hiếu khí, Bể lắng, và bể sau xử lý! Đây là 4 bể tiêu biểu của công nghệ xử lý nước thải.

Phần lõi ”công nghệ” được đưa lên
Phần lõi ”công nghệ” được hạ xuống
Giai đoạn đầu đưa ”công nghệ” xuống

Đến đây thì đã rõ: Giờ họ chuyển sang thí điểm theo công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt kiểu truyền thống: đủ các công đoạn chính Hiếu Khí – Hiếm Khí – Lắng (xử lý bùn) – Nước sau xử lý. Với cách làm này 1 ngày họ bơm 100 lít hay 100m3 nước thải hoàn toàn do họ chủ động, kiểu như dùng dao mổ voi giết gà! Gì mà không sạch?

4 bể được bơm đầy nước bắt đầu làm việc
Nhân viên JVE thực hiện bơm nước vào bể chứa nước để xử lý
Một mẫu thực tế của tác giả bài viết làm
Đưa bốn bể chứa nước vào để xử lý

Thêm nữa các bạn hãy tưởng tượng chẳng lẽ sau này sông Tô lịch muốn xử lý phải ngăn thành các đoạn riêng biệt, biến dòng sông thành các bể chứa nối tiếp nhau 14km… thật buồn cười quá đi!

Thứ 5. Chuyện ngoài lề:

– Năm 200x do vận hành mãi mà nước thải sau xử lý không đạt, chi phí để xử lý 1 m3 nước thải lên quá cao so với hợp đồng đã ký… lộ ra, không bàn giao được công trình thì chết cả nút.

Vậy là phải khổ nhục kế: Chủ đầu tư và nhà thầu cùng nhau UỐNG nước thải rỉ rác sau xử lý trước mặt bá quan văn võ tại lễ bàn giao công trình! Thế nên tắm chưa là gì đâu ông Tiến sỹ ạ!

Con cá ăn được chưa phải là con cá an toàn, người Nhật chắc hẳn không lạ gì bệnh Minamata do ăn cá trong vịnh Minamata nhiễm thủy ngân… Làm khoa học không cần dùng động tác mị dân tắm rửa phức tạp! Chỉ cần công bố:

+ Xét nghiệm nước thải trước xử lý
+ Xét nghiệm nước thải sau xử lý
+ Công suất xử lý của hệ thống thí điểm (xem có tương thích với tuyên bố xử lý được gấp 9 lần lượng nước thải của sông Tô lịch hiện tại hay không?)
+ Chi phí để xử lý một mét khối
+ Lượng bùn cần đổ bỏ!

Kinh nghiệm từ bản thân tác giả nói về công nghệ làm sạch nước sông Tô Lịch

– Đối với mình hơn 10 năm làm XLNT, chủ đầu tư cứ việc lấy nước sau khi qua hệ thống xử lý của mình mang đi xét nghiệm mấy chục thông số.

Trong hàng chục thông số, thông số nào không đạt thì thì phải vò đầu bứt tai tìm nguyê nhân, hiệu chỉnh hệ thống… nếu vẫn không đạt thì khỏi trả tiền, nên mình cũng chưa lần nào phải chứng minh bằng cách tắm hay uống cả!

– Mình đến nước Nhật 2 lần, mấy tuần trước cả nhà vừa qua Nhật chơi, phải nói thật lòng rất cảm phục con người Nhật Bản: Thật thà, kỷ luật, mến khách, giúp đỡ người khác nhiệt tình. Tuy nhiên khi về VN mình gặp không ít nhật lởm!

Ví dụ: mình còn nhớ năm 200x Tổ chức Rái cá của Nhật tổ chức đấu thầu thiết bị quan trắc lắp ở ngã tư Daewoo, khi đọc HSMT mình biết ngay họ muốn cho ai thắng thầu. Đến lúc thi công lắp đặt xong ở ngã tư Daewoo chạy bữa đực bữa cái rồi gỡ bỏ… lãng phí cả chục tỉ đồng! Thế nên cũng có nhật này nhật nọ, bà con đừng quá cả tin!

– Tinh ý 1 chút là không phải ai muốn thử nghiệm cho dù là thử nghiệm miễn phí trên Sông Tô cũng được đâu nhé! Phải được người “rất yêu khoa học” hỗ trợ, nhất là khi dùng để đá nhau với cái hóa chất oxi gì đó mua ở siêu thị… Đến đây mọi người tự hiểu nhé! Vô tình chúng ta thành tấm tuồng diễn cho Thái thượng Hoàng nào đó buông rèm cười khẩy ….

Video của VTV nói về ”công nghệ này”

Video của VTV24 đưa tin toàn dùng từ CẢM QUAN

Tham khảo thêm các bài viết về tin tức môi trường để biết thêm nhiều góc nhìn về các môi trường nói chung.

Trả lời