Nước cứng mang lại không ít phiền toái cho công việc, đời sống và sức khỏe con người. Nồng độ Ca 2+, Mg 2+, (SO4) 2-,… càng cao thì độ cứng của nước càng lớn. Người ta sử dụng các hóa chất dùng để làm mềm nước nhằm giảm nồng độ các ion kim loại này trong nước, theo đó độ cứng nước sẽ giảm xuống.
Xem thêm
+ Top 5 phương pháp khử Amoni được Ts Trịnh Xuân Lai khuyên dùng
+ Top 5 phương pháp khử Nitrat trong nước thải sinh hoạt
+ Top 4 công ty chuyên khử mùi trong nghành công nghiệp
Contents
1. Vôi tôi – hóa chất làm mềm nước cứng tạm thời
Vôi tôi hay còn được biết đến với cái tên Canxi hydroxit – Ca(OH)2. Khi cho vôi vào nước, vôi hòa tan tạo thành dung dịch có độ pH cao và sinh ra một lượng nhiệt nhất định.
Vôi phản ứng với Mg 2+ và Ca 2+ tạo thành hai hợp chất kết tủa là: Mg(OH)2, CaCO3.
Hai chất này sẽ lắng xuống đáy, giúp cho phần nước phía trên mềm hơn.
Phần cặn lắng cũng dễ dàng để tách ra, giúp nước được làm sạch hiệu quả.
Tuy nhiên, vôi chỉ phù hợp với những loại nước cứng tạm thời, đối với nước cứng vĩnh cửu thì vôi không mang lại công dụng.
Bởi vì, tuy làm giảm được Ca 2+, Mg 2+ trong nước nhưng phản ứng này lại tạo ra một lượng CaSO4 và CaCl2.
Các anion trong những chất này chỉ làm tăng độ cứng của nước cứng vĩnh cửu.
2. Làm mềm nước với Soda
Khác với nước cứng tạm thời, độ cứng của nước cứng vĩnh cửu được tính theo nồng độ các anion như: anion sunfat (SO4 2-), Cl – của Mg 2+ và Ca 2+.
Soda với thành phần hóa học chính là Na2CO3, ngoài khả năng làm mềm nước cứng tạm thời thì đây cũng là một chất thông dụng để làm nước mềm nước cứng vĩnh cửu.
Soda là một chất thường được bổ sung vào nước tẩy.
Khi cho vào nước cứng, anion CO3 2- sẽ tác dụng với các ion kim loại như Mg 2+, Ca2+,… để tạo thành các hợp chất kết tủa.
Các chất này nhiều tạo thành cặn lắng có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở dưới đáy bể.
Tuy nhiên, khi sử dụng hóa chất dùng để làm mềm nước như soda, nồng độ Na+ trong nước sẽ tăng cao. Nồng độ muối Natri quá cao sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cho người dùng nước giảm độ cứng bằng cách này.
3. Bari hydroxit Ba(OH)2 – chất ngậm nước tốt
Bari hydroxit được biết đến là hợp chất có khả năng ngậm nước rất đặc biệt. Một phân tử Bari hydroxit có thể ngậm tối đa 8 phân tử nước.
Nó có màu trắng, ở dạng bột và cũng là hóa chất thường được sử dụng để làm mềm nước.
Khi cho Ba(OH)2 vào nước, đầu tiên, phản ứng ngậm nước sẽ xảy ra, sau đó là các phản ứng trao đổi ion.
Nhóm (OH)- sẽ kết hợp với hai ion làm cứng nước chính là Mg 2+, Ca 2+, (SO4) 2- tạo ra tủa Mg(OH)2, Ca(OH)2 và BaSO4.
Các tủa này lắng xuống đáy và dễ dàng gạn lấy phần nước trong đã được giảm độ cứng ở trên mặt.
4. Natri hydroxit – hợp chất vô cơ của Natri
Một trong những hóa chất dùng để làm mềm nước phải kể đến Natri hydroxit – NaOH.
Nó còn có tên gọi khác thông dụng hơn là Xút hay Xút ăn da, có tính nhờn và tạo thành dung dịch bazơ mạnh khi tan trong nước và các loại dung một khác.
Hợp chất của Natri rất được sử dụng để làm mềm nước bởi Natri ít gây hại cho người sử dựng.
Tuy nhiên, đối với những người có chế độ ăn ít muối thì không nên dùng nước đã khử độ cứng bằng các hợp chất của Natri.
Natri hydroxit tan mạnh trong nước và giải phóng ra các ion Na+ và (OH)-. Cũng tương tự như Bari hydroxit, nhờ có nhóm (OH)-, các kết tủa Mg(OH)2 và Ca(OH)2 được tạo thành và chìm xuống đáy.
Nhờ đó, nồng độ Mg 2+ và Ca 2+ trong nước giảm xuống và nước trở nên mềm hơn.
5. Natri photphat Na3PO4 – hóa chất làm mềm nước triệt để
Natri photphat được biết đến là một chất làm sạch có tác dụng như thuốc tẩy và có khả năng làm mềm nước.
Hợp chất này tồn tại ở thể rắn dạng tinh thể và tan rất tốt trong nước tạo thành dung dịch có độ kiềm cao.
Đối với các phương pháp làm mềm nước bằng soda hay vôi, nước cứng chưa được làm mềm triệt để bởi vẫn còn các muối của cation Mg 2+ và Ca 2+ tồn tại theo dạng hòa tan trong nước.
Khi xử lý bằng Na3PO4, các muối hòa tan này bị sẽ bị khử hết, tạo thành các tủa: Mg3(PO4)2, Ca3(PO4)2 và lọc ra khỏi nước dễ dàng.
Giá thành của Natri photphat trên thị trường được đánh giá là cao.
Do đó, khi làm mềm nước bằng hóa chất này, người ta thường làm mềm bằng vôi và soda trước để giảm bớt nồng độ Ca 2+ và Mg2+ trong nước.
Sau đó khi dùng Na3PO4 sẽ chỉ cần một lượng nhỏ nên tiết kiệm hơn.
Mỗi phản ứng hóa học sẽ đòi hỏi bạn phản đáp ứng điều kiện cụ thể về nhiệt độ, dung môi,… để phản ứng được diễn ra.
Phản ứng làm mềm nước với Na3PO4 cũng vậy. Khi tiến hành làm mềm nước với Na3PO4, nhiệt độ để phản ứng xảy ra phải lớn hơn 100 độ C nên bạn cần chú ý.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu cho bạn top 5 hóa chất dùng để làm mềm nước cứng được sử dụng nhiều hiện nay. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức bổ ích cho bạn. Nếu có vấn đề thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp!
Pingback: Nguyễn Hồng Hà