Sử dụng nước nhiễm mặn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của tất cả mọi người. Tuy nhiên, không phải ở đâu cũng đều có nước sạch cung cấp cho mọi người sử dụng. Chính vì thế, việc áp dụng các phương pháp xử lý nước nhiễm mặn rất quan trọng. Nếu bạn băn khoăn không biết nên chọn phương pháp nào cho phù hợp thì sau đây sẽ là những thông tin mà nhất định mọi người không nên bỏ qua.
Xem thêm
+ Top 5 hóa chất làm mềm nước thường được sử dụng ở nông thôn
+ Top 5 phương pháp khử Amoni không có trong sách giáo khoa
+ Top 3 phương pháp khử Nitrat trong nước thải sinh hoạt
Contents
1. Nước nhiễm mặn và những ảnh hưởng đến cuộc sống
Nước nhiễm mặn là loại nước mà hàm lượng muối trong đó vượt quá mức quy định. Tình trạng này thường xuất hiện ở khu vực các tỉnh phía Nam vào mùa khô, lượng mưa ít, trong đó nước sông lại giảm.
Đồng thời nước biển xâm nhập sâu vào hệ thống kênh rạch và sông ngòi. Từ đó gây ra tình trạng xâm nhập mặn. Nước nhiễm mặn thường gây ra rất nhiều vấn đề nguy hại, cụ thể như:
+ Gây thiệt hại cho vấn đề tưới tiêu, mùa màng
+ Khiến cuộc sống sinh hoạt bấp bênh
+ Sức khỏe của mọi người bị ảnh hưởng nặng nề, gây ra các bệnh về tiêu hóa, nội khoa,…
Tính đến ngày 20/03/2020 nhiều tỉnh thành miền tây vẫn đang gặp phải các hiện tượng nước nhiễm mặn và hạn hán, không thể nào mà sử dụng được.
Ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân.
2. 3 phương pháp xử lý nước nhiễm mặn phổ biến hiện nay
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để có thể xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả mà mọi người không nên bỏ qua. Trong đó, có những phương pháp thủ công lâu đời, có những phương pháp hiện đại khoa học. Bên cạnh các phương pháp thực hiện quy mô nhỏ là một số phương pháp có thể ứng dụng với quy mô lớn. Cụ thể:
2.1. Phương pháp chưng cất nhiệt
Phương pháp đầu tiên được đánh giá cao trong việc xử lý nước nhiễm mặn chính là phương pháp chưng cất nhiệt. Đây là phương pháp xuất hiện từ khá lâu đời trong dân gian. Các thức thực hiện phương pháp này là đun sôi nước giống như đun nước uống thông thường. Tuy nhiên, phương pháp thủ công này chỉ có thể áp dụng với quy mô nhỏ. Do đó, nếu áp dụng phương pháp xử lý nước nhiễm mặn này sẽ rất tốn thời gian và tiêu tốn nhiều nguyên liệu.
Sở dĩ phương pháp chưng cách nhiệt có thể xử lý được nước nhiễm mặn hiệu quả là do khi nước sôi thì thành phần “nhiễm mặn” sẽ chuyển hóa thành dạng hơi, dần dần ngưng tụ thành nước tinh khiết. Điểm cộng của phương pháp này là có thể chưng cất nước với nhiều độ mặn khác nhau mà không cần kiểm tra giống như nhiều phương pháp hiện nay.
2.2. Phương pháp trao đổi ion
Trao đổi ion là phương pháp xử lý nước nhiễm mặn cũng được đánh giá cao. Phương pháp này thực chất là phương pháp lọc nước qua bể chứa hạt nhựa ion hoạt tính. Sở dĩ khi áp dụng phương pháp này, các cation muối sẽ hòa tan trong nước với các ion H+ của cationit. Đặc biệt là các muối được hòa tan trong nước sẽ biến thành các axit. Trong đó, 3 phản ứng hóa học sẽ diễn ra là:
RH + NaCl → RNa + HCl
2RH + Na2SO4 → 2RNa + H2SO4
2RH + Ca(HCO3)2 → R2Ca + 2CO2↑ + 2H2O
Bước tiếp theo là nước sẽ được khử cation ở 1 bể khác. Bể này là H-Cationit. Thông qua bể lọc OH-anionit, các hạt anionit sẽ hấp thụ từ nước các anion của các axit mạnh. Cụ thể như Cl- hay SO42-. Đây là khí cacbonic được khử ra khỏi nước trước khi vào bể OH-anionit. Đồng thời, phản ứng sẽ nhả vào nước một lượng anion OH- tương ứng. Phản ứng hóa học diễn ra là:
[An]OH + HCl → [An]Cl + 2H2O
2[An]OH + H2SO4 → [An] 2SO4 + 2H2O
Phương pháp trao đổi ion này được đánh giá cao là bởi mọi người có thể sục rửa cũng như hoàn nguyên đúng quy trình. Nguồn nước đầu ra cũng đảm bảo đạt đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp trao đổi ion là chi phí không hề rẻ vì phải tiến hành qua nhiều bước và rất khó để vận hành.
2.3. Phương pháp thẩm thấu ngược (RO)
Một phương pháp xử lý nước nhiễm mặn được nhiều người đánh giá cao tiếp theo là thẩm thấu ngược. Phương pháp này còn được biết đến với tên gọi là phương pháp RO bởi sử dụng màng lọc của công nghệ RO.
Màng lọc này được làm từ các lớp mỏng với các tấm film gắn với nhau chặt chẽ sau đó được cuộn lại theo hình xoáy chôn ốc. Cấu tạo này của màng lọc cho hiệu suất làm việc cực tốt.
Đặc biệt nhất là khe lọc có kích thước nhỏ hơn 0,0001 micro mét. Ưu điểm của khe lọc này là chỉ có các phân tử nước có thể lọt qua. Còn lại, các chất khác sẽ được thải ra ngoài. Nhờ quy trình này mà muối được hòa tan hoàn toàn.
Trên đây là một số phương pháp xử lý nước nhiễm mặn cực kỳ hiệu quả mà mọi người không nên bỏ qua. Áp dụng 1 trong 3 phương pháp này sẽ giúp cho mọi người đảm bảo nguồn nước sạch, an toàn sử dụng mỗi ngày. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp mọi người có thể dễ dàng xử lý được nguồn nước bị nhiễm mặn.