Bài viết này, Bách Hóa Môi Trường xin giành 1 bài viết để phân tích vì sao lại nói đầu tư một bể tách mỡ tự động về lâu dài sẽ rẻ hơn là một bể tách mỡ truyền thống. Từ đó giúp cac chủ đầu tư lựa chọn được một sản phẩm phù hợp với yêu cầu tính chất của dự án đang triển khai. Cùng theo dõi nhé.
Contents
1. Các loại chi phí khi lắp đặt bể tách mỡ
Để tiện so sánh ở phần tiếp theo, các chi phí này mình nhắc đến là cho các dự án bể tách mỡ công nghiệp có công suất xử lý và thể tích bể lớn, còn những bể nhỏ thường không đánh giá được đầy đủ
Để lắp đặt một bể tách mỡ cho dự án cần những loại chi phí sau đây:
+ Chi phí mua bể tách mỡ ban đầu: Chi này là cố định và gần như có định mức chung giữa các model bể cùng công suất, giá thành chỉ chênh lệch nhau ở mức độ tự động hóa khác nhau. Chi phí mua bể tách mỡ thường chiếm tỷ trọng lớn nhất ở mức 50-70% và thường được chi trả ngay từ đầu.
+ Chi phí lắp đặt: Tùy thuộc vào khu vực lắp đặt, địa chất, địa hình mà có sự khác nhau. Chi phí lắp đặt thường chỉ chiếm 10% tổng dự toán và thường được chi trả ngay từ đầu.
+ Chi phí vận hành: Các loại chi phí này bao gồm chi phí vệ sinh, bảo trì bảo dưỡng đường ống động cơ máy móc… Thường chiếm ở mức 20-30% tổng dự toán và sẽ tăng lên theo từng năm (*).
(*) Trong phần chi phí vận hành thì phải nhắc đến chi phí hút cặn bẩn lắng đọng dưới đáy bể định kỳ. Đây là công việc bắt buộc để đảm thể tích làm việc của bể tách mỡ luôn đạt trạng thái tốt nhất.
Xem thêm: Giá bể tách mỡ tự động nhập khẩu về Việt Nam
1.1. Tại sao phải hút cặn bẩn bên trong bể tách mỡ?
Nguyên tắc làm việc chung của tất cả các loại bể tách mỡ là giữ lại mỡ thừa và các cặn bẩn vụn thực phẩm bên trong bể.
Lâu ngày các bùn cặn này sẽ bị đầy làm giảm thể tích làm việc của bể tách mỡ xuống, nếu không hút đi kịp thời sẽ gây nên các hiện tượng tắc nghẽn, nước thoát chậm….
Tần suất phải hút cặn trong các bể tách mỡ truyền thống sẽ nhiều hơn các bể tự động, do các bể tự động có hệ thống thu gom mỡ bề mặt làm giảm tỉ trọng mỡ thừa có trong bể.
Bình thường 1 năm bể tự động chỉ cần hút cặn bẩn định kỳ 2 lần nhưng các bể truyền thống định kỳ mỗi năm phải hút 6 -8 lần cho chu kỳ 2 tháng.
Đây cũng chính là ưu điểm vượt trội của các bể tách mỡ động so với các bể tách mỡ truyền thống.
Cùng sang phần tiếp theo để phân tích nhé!
2. So sánh chi phí vận hành bể tách mỡ qua các năm
Phần này mình sẽ thống kê các loại chi phí khi so sánh 2 bể ở cùng các điều kiện như:
+ Cùng công suất xử lý
+ Cùng vận hành trong điều kiện tối ưu nhất
+ Cùng thể tích bể là 2 mét khối
(*) Chi phí vận hành = chi phí cố định bảo trì bảo dưỡng + chi phí hút cặn bẩn lấy theo số lần.
Chi phí mỗi lần thuê xe hút bể phốt 3 mét khối của công ty Môi Trường Xanh + dịch vụ đi kèm lấy trung bình là 3 triệu đồng.
Xem thêm: Cấu tạo, nguyên lý làm việc của bể tách mỡ truyền thống
2.1. Chi phí vận hành bể tách mỡ năm 1
Loại chi phí | Bể tách mỡ tự động | Bể tách mỡ truyền thống |
Chi phí mua bể | 100 triệu đồng | 50 triệu đồng |
Chi phí lắp đặt | 10 triệu đồng | 10 triệu đồng |
Chi phí bảo dưỡng cố đinh | 2 triệu đồng | 1 triệu đồng |
Chi phí thuê xe hút cặn | 6 triệu đồng | 18-24 triệu đồng |
2.2. Chi phí vận hành bể tách mỡ năm 2
Loại chi phí | Bể tách mỡ tự động | Bể tách mỡ truyền thống |
Chi phí bảo dưỡng cố đinh | 2 triệu đồng | 1 triệu đồng |
Chi phí thuê xe hút cặn | 6 triệu đồng | 18-24 triệu đồng |
2.3. Chi phí vận hành bể tách mỡ năm 3
Loại chi phí | Bể tách mỡ tự động | Bể tách mỡ truyền thống |
Chi phí bảo dưỡng cố đinh | 2 triệu đồng | 1 triệu đồng |
Chi phí thuê xe hút cặn | 6 triệu đồng | 18-24 triệu đồng |
Như vậy có thể thấy thì chỉ sang năm thứ 3 là chi phí đầu tư bể tách mỡ tự động đã bắt đầu rẻ hơn chi phí đầu tư các loại bể tách mỡ truyền thống rồi.
Mọi ý kiến đóng góp xin liên hệ với Bùi Quang Đại – 0986814283 – phụ trách nội dung.
Nguồn: Bách Hóa Môi Trường