Khi chọn mua bể tách mỡ theo thể tích, nhiều khách hàng của chúng tôi thường bị nhầm lẫn giữa khái niệm thể tích làm việc và thể tích tổng. Hôm nay, Bách Hóa Môi Trường có bài viết chia sẻ về chủ đề này để giúp mọi người có thể tự đánh giá được sự khác nhau giữa 2 loại thể tích này. Cùng đọc bài viết nhé!
1. Thể tích làm việc của bể tách mỡ
Thể tích tổng của bể tách mỡ được tính bằng công thức chiều dài x chiều rộng x chiều cao. Như vậy khi nhắc đến bể tách mỡ kích thước dài x rộng x cao = 1 mét x 1 mét x 1 mét = 1 mét khối.
Người ta gọi thể tích tổng của bể tách mỡ là 1 mét khối.
Nhưng chúng ta nên nhớ rằng thể tích tổng của bể tách mỡ không quyết định đến khả năng lọc tách mỡ của bể tách mỡ. Chỉ có thể tích làm việc mới quyết định đến chỉ số này.
2. Vậy thể tích làm việc của bể tách mỡ được tính như thế nào?
Phần thể tích làm việc được tính bằng với thể tích chứa nước trong bể tách mỡ. Như vậy, phần thể tích này sẽ được tính theo chiều cao từ đáy bể đến cạnh dưới đường ống thoát nước. Tức là mực nước thấp nhất trong bể.
Công thức: Thể tích làm việc = chiều dài bể x chiều rộng bể x chiều cao từ đáy bể đến mực nước thấp nhất của đường ống.
1 bể có thể tích tổng thể là 1 mét khối thì thể tích làm việc sẽ nhỏ hơn thường rơi vào mức 800-900 lít. Tùy thuộc vào cao độ của đường ống thoát nước.
3. Thể tích làm việc của bể tách mỡ có đặc điểm gì?
Thứ nhất: Thể tích làm việc nhỏ hơn thể tích tổng.
Thứ hai: Thể tích làm việc phải là phần thể tích dùng để tính toán kích thước các cạnh của bể tách mỡ. Thông thường khi tính toán dựa theo công thức tính toán bể tách mỡ thì phần thể tích tính ra được chính là thể tích làm việc.
Để bể tách mỡ thực tế đạt trạng thái tốt nhất cần lưu ý điểm này.
Trong thực tế có rất nhiều đơn vị nhầm lẫn giữa các khái niệm này nên mình chia sẻ để mọi người cùng chú ý.
Qua bài viết này chúng mình đã cung cấp thông tin về thể tích làm việc của bể tách mỡ. Có gì không hiểu thì báo mình nha.
Nguồn: Bách Hóa Môi Trường