Nước cứng là loại nước có thành phần các ion Canxi và Magie cao hơn mức cho phép. Nước cứng sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt, sức khỏe của con người. Hãy cùng Bách Hóa Môi Trường tìm hiểu thêm về nước cứng, các tác hại khi sử dụng và biện pháp hiệu quả để xử lý nước, an tâm sử dụng.
Contents
1. Nước cứng là gì ? Nước cứng được hình thành như thế nào
Hiện nay nhiều gia đình vẫn sử dụng các loại nước ngầm, được bơm từ trong lòng đất hoặc ở ao, hồ. Nguồn nước này rất có thể là nước cứng – loại nước có chứa thành phần ion Canxi (Ca2+) và Magie (Mg2+) cao. Hay nói cách khác tỷ lệ ion Canxi và Magie sẽ quyết định độ cứng của nước.
Thành phần tạo nên nước cứng:
- Thứ nhất, nước cứng được hình thành từ các mạch nước ngầm đi qua các lớp đất đá, trầm tích, đá vôi. Khi đó, sẽ xảy ra những phản ứng hóa học tạo nên ion Ca+, Mg2+ trong nước hình thành nên nước cứng.
- Thứ hai, hình thành từ nước mưa (nước mềm) rơi xuống tiếp xúc với đất đá. Các khoáng chất Canxi, Magie có trong đất, đá được hấp thụ vào nước và trở thành nước cứng.
Lượng ion Ca+, Mg2+ càng cao thì nước càng cứng. Nguồn nước có khả năng là nước cứng gồm nước ở ao hồ, sông suối và nước giếng khoan. Nếu nguồn nước này không được xử lý và làm “mềm” có thể ảnh hưởng tới sản xuất, đời sống sinh hoạt của người dùng.
2. Dấu hiệu nhận biết nước cứng (Nước nhiễm đá vôi)
Nước cứng không tốt cho cuộc sống, sinh hoạt của người dân nên việc nhận biết nước cứng (nước nhiễm đá vôi) là điều vô cùng quan trọng. Mỗi người cũng có thể nhận biết nước cứng qua các đặc điểm sau:
- Nhận biết ở các thiết bị dẫn nước: Sau một thời gian sử dụng đường ống nước bị tắc nghẽn, các thiết bị như vòi nước, lồng máy giặt, bồn rửa mặt bị vàng, hoen ố.
- Nhận biết qua các vật dụng nấu nướng: Các vật dụng nấu như nồi, xoong, ấm đun nước….có lớp bám cặn màu trắng hoặc đốm trên chén, đĩa.
- Nhận biết qua quần áo: Khi sử dụng nước cứng để giặt lượng bọt tạo ra ít, quần áo sau khi giặt cứng và xỉn màu.
- Nhận biết qua các hoạt động sinh hoạt khác: Khi bạn sử dụng nước cứng để tắm gội da, tóc sẽ khô và xơ. Ngoài ra, việc sử dụng nước cứng để làm đá khiến đá nhanh tan, màu đục, còn nếu pha cà phê, chè sẽ có lớp váng mỏng trên mặt nước.
3. Các mức độ nước cứng
Thành phần ion của 2 kim loại Ca2+ và Mg2+ sẽ quyết định tới độ cứng của nước cứng. Hiện nay, nước cứng được chia làm 4 mức độ khác nhau. Cụ thể:
- Nước mềm: Thành phần ion của 2 kim loại Ca2+ và Mg2+ < 60mg/L. Đây là loại nước an toàn khi sử dụng sản xuất, sinh hoạt.
- Nước cứng vừa phải: Thành phần ion của 2 kim loại Ca2+ và Mg2+ từ 60 – 120mg/L. Loại nước này chỉ cần xử lý bằng một số phương pháp đơn giản như đun sôi là có thể sử dụng được.
- Nước cứng: Thành phần ion của 2 kim loại Ca2+ và Mg2+ từ 121 – 180mg/L. Với mức độ nước cứng này bạn cần sử dụng máy làm mềm hoặc các hệ thống lọc để loại bỏ bớt ion của 2 kim loại Ca2+ và Mg2+.
- Nước rất cứng: Thành phần ion của 2 kim loại Ca2+ và Mg2+ lớn hơn 180mg/L. Đây là loại nước cứng cần nhiều các hệ thống xử lý hiện đại trước khi có thể đưa vào sử dụng.
4. Tác hại nước cứng
Với những đặc điểm về thành phần, nước cứng ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, sức khỏe người dùng và sản xuất công nghiệp.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Sử dụng nước cứng lâu dài để uống, nấu ăn có thể hình thành những lớp cặn trong cơ quan bài tiết dẫn đến sỏi thận, sỏi tiết niệu hoặc có thể làm tắc động mạch, tĩnh mạch do muối Cacbonat phân hủy và tạo thành chất kết tủa CaCO3. Đây sẽ là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh về tim, phổi rất nguy hiểm.
- Ảnh hưởng tới vẻ bề ngoài: Khi sử dụng nước cứng để sinh hoạt da sẽ bị khô, có thể gây mẩn ngứa, nổi mụn khiến bạn tự ti hơn. Ngoài ra, nước cứng còn làm cho tóc khô, xơ, dễ gãy rụng và phai màu tóc (nếu là tóc nhuộm).
- Tác hại đời sống thường ngày: Khi bạn giặt quần áo, nước cứng khiến cho lượng bọt ít, quần áo khô, xỉn màu và nhanh hỏng. Còn nếu sử dụng nước cứng để pha trà, nấu ăn với vị tanh nồng sẽ làm mất đi hương vị tự nhiên của nhiều loại thực phẩm.
- Ảnh hưởng vật dụng trong gia đình: Những thiết bị như bồn nước, vòi hoa sen, hệ thống ống dẫn nước nhanh bị ố vàng, hoen rỉ và tắc nghẽn. Ngoài ra, các dụng cụ nhà bếp như xoong, nồi, bát đũa cũng hoen ố, nhanh hư hỏng.
- Ảnh hưởng đến quá trình sản xuất công nghiệp: Tại các nhà máy sản xuất thực phẩm ăn sẵn, khi sử dụng nước cứng khiến cho các thiết bị công nghiệp như nồi hơi, thiết bị làm lạnh, thiết bị đun nấu sẽ dễ bị bám cặn. Những vết cặn tích tụ lâu này có thể gây áp lực lớn cho các thiết bị dẫn đến nổ, cháy rất nguy hiểm.
5. Phân loại nước cứng
Hiện nay nước cứng được phân thành 3 loại. Mỗi loại sẽ có những ưu, nhược điểm riêng. Cụ thể:
Nước cứng tạm thời | Nước cứng vĩnh cửu | Nước cứng toàn phần | |
Đặc điểm | Trong nước chứa các loại muối Ca2(CO3), Mg2(HCO3) | Trong nước chứa thành phần muối MgCl2, MgSO4, CaSO4, CaCl2. | Là loại nước có cả nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu |
Nguyên lý làm mềm | Do các muối không bền, dễ dàng phản ứng tạo kết tủa dưới tác dụng của nhiệt | Sử dụng hóa chất như Na2CO3, NaOH, Ba(OH)2…để tạo ra các phản ứng với những muối trong nước cứng để tạo thành chất kết tủa. | Sử dụng các hạt trao đổi ion để nguồn nước cứng chảy qua. Khi đó, các ion kim loại như Ca2+, Mg2+ sẽ được loại bỏ ra khỏi nước và thay bằng các ion Na+, K+. |
Ưu điểm | Nước cứng tạm thời có thể xử lý thành nước mềm đơn giản. Nước sau khi được xử lý có thể sử dụng được và ít ảnh hưởng tới sức khỏe con người. | Nước sau khi xử lý có độ tinh khiết cao. | Phương pháp xử lý nước cứng này thân thiện với môi trường, xử lý nước với số lượng lớn, hiệu quả cao. |
Nhược điểm | Bạn cần dùng nhiệt để làm mất đi tính “cứng” trong nước. Điều này gây bất tiện khi sử dụng nước để tắm rửa, giặt giũ hoặc có nhu cầu sử dụng nước nhiều. Do đó, cần sử dụng thiết bị hoặc hệ thống lọc để xử lý. | Khi sử dụng hóa chất không tốt hoặc liều lượng không đúng có thể gây hại tới sức khỏe con người. | Chi phí để lắp các thiết bị trao đổi ion khá lớn. |
Cách làm mềm nước | Dùng xoong, nồi, ấm đun nước sôi cho tới khi cặn xuất hiện. Sau đó loại bỏ cặn sẽ thu được nước mềm để sử dụng. | Sử dụng hóa chất phù hợp cho vào nước để phản ứng hóa học xảy ra. Khi chất kết tủa tạo thành, loại bỏ cặn và thu được nước tinh khiết. | Lắp đặt các thiết bị trao đổi ion để thực hiện lọc và xử lý nguồn nước cứng toàn phần. |
6. 5 Cách làm mềm nước cứng
Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, có rất nhiều phương pháp làm mềm nước cứng để loại nước này có thể sử dụng phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
6.1 Đun sôi nước cứng
Đây là phương pháp đơn giản nhất để làm mềm nước cứng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng được cho nước cứng tạm thời và phục vụ nước với thể tích ít, dùng trong nước uống, nấu ăn.
6.2 Bằng phương pháp trao đổi ion
Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất vì có ưu điểm chi phí thấp, hiệu quả cao. Nước cứng được xử lý bằng cách dùng hạt nhựa trao đổi ion nhằm thay thế những ion gây hại. Các muối Canxi và Magie trong nước cứng sẽ được thay thế bằng muối Kali và Natri không gây hại tới vật dụng, sức khỏe. Tuy nhiên, lưu ý với những người kiêng Natri thì không nên dùng nước cứng được xử lý bằng phương pháp trao đổi ion. Bởi vì, hàm lượng Natri cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là những người mắc bệnh thận.
6.3 Bằng hóa chất
Người ta thường dùng những hóa chất như: baking soda (Na2CO3), xút NaOH, hydroxit bari Ba(OH)2, photphat natri Na3(PO4)…Khi pha vào nước những hóa chất này sẽ có nhiệm vụ trao đổi với các ion Ca2+ và Mg2+ để tạo thành những loại muối không tan trong nước.
6.4 Sử dụng máy lọc nước
Đây là phương pháp làm mềm nước cứng thường được ứng dụng trong gia đình. Với việc ứng dụng công nghệ màng lọc RO giúp loại bỏ các muối tan và không tan trong nước. Từ đó, nước cứng sau khi lọc sẽ trở thành nước mềm và an toàn cho người dùng.
6.5 Thiết bị làm mềm nước cứng
Hiện nay, thiết bị làm mềm nước cứng khá đa dạng từ quy mô gia đình đến công nghiệp. Mỗi thiết bị sẽ có những công nghệ khác nhau, giúp loại bỏ các thành phần canxi, magie ra khỏi nước và mang đến cho người dùng một nguồn nước an toàn, sử dụng hiệu quả.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp thiết bị làm mềm nước cứng. Trong đó, thiết bị làm mềm nước cứng của hãng Agua Topone do Công ty TNHH Thương mại Bách Hóa Môi Trường được nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn. Nước được làm mềm nhờ nguyên lý thay đổi cấu trúc phân tử Ca2+ trong nước các ion lại kết tinh ở dạng cấu trúc hình thoi (dạng tinh thể Aragonite hoặc Vaterite) với các lực liên kết yếu hơn nhiều. Chính vì vậy, các ion khoáng chất như Ca2+, Mg2+ dễ bị hòa tan và biến mất. Đặc biệt, thiết bị làm mềm nước cứng mã sản phẩm WD001 với kích thước nhỏ gọn, trọng lượng 1kg, lưu lượng xử lý 4m3/giờ chính là lựa chọn hoàn hảo cho các gia đình an tâm sử dụng nước.
Với những chia sẻ tổng quan về nước cứng trên, mong rằng đã giúp các bạn có được các kiến thức cần thiết để có được nguồn nước an toàn sử dụng. Hãy ưu tiên những phương pháp làm mềm nước cứng hiện đại, ưu việt như thiết bị làm mềm của Công ty TNHH Bách Hóa Môi Trường để có nhiều trải nghiệm khác biệt và an tâm cho người sử dụng. Để tìm hiểu thêm về thiết bị này bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 0399 766655 để được giải đáp tận tình.