Bản thân dầu (bao gồm các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu thô) là một tập hợp các chất có:
– ĐỘC TÍNH
– ĂN MÒN
– GÂY KÍCH THÍCH
– HOẠT TÍNH
– CÓ THỂ CHÁY NỔ
Và tất nhiên những yếu tố này đều gây nguy hiểm cho người và động vật. Cho nên theo định nghĩa dầu và sản phẩm của dầu 100% là chất thải nguy hại.
Contents
1. Quy định pháp luật
Hàng loạt các nghị định, quyết định, thông tư của pháp luật quy định về việc xử phạt các hành vi vô ý hoặc cố gây tràn đổ dầu và các sản phẩm của dầu ra ngoài môi trường.
Ví dụ:
+ Quyết định 133 của Thủ tướng chính phủ đã ban hành quy định về ứng phó sự cố tràn dầu
+ Bộ luật hình sự Việt Nam quy định về mức phạt với hành vi cố ý gây tràn đổ dầu có mức phạt từ 3-5 năm tù giam
+ Bộ luật Bảo vệ Môi trường 23/06/2014 cũng có quy định về quy mô tính chất của các sự cố tràn dầu
+ Luật Hàng hải Việt Nam 14/06/2005 cũng quy định về mức xử phạt đối với hành vi gây ô nhiễm từ dầu
…..
Nói tóm lại pháp luật Việt Nam có những quy định rất rõ ràng đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường do dầu và các sản phẩm từ dầu thô
2. Khi nào dầu là chất thải nguy hại
Dầu và các sản phẩm từ dầu sẽ trở thành chất thải nguy hại và phải được thu gom xử lý do những nguyên nhân sau đây:
+ Dầu đã trở nên không phù hợp với mục đích ban đầu do sự có mặt của tạp chất hoặc mất các đặc tính ban đầu. Có thể giải thích đơn giản đó là việc dầu nhờn dầu bôi trơn hết hạn sử dụng không thể sử dụng vào mục đích bôi trơn được nữa.
+ Dầu đã qua sử dụng: bất kỳ loại dầu nào đã qua quá trình sử dụng bị biến đổi bởi các yếu tố vật lý hóa học đều là chất thải nguy hại đây chính là định nghĩa của tổ chức EPA – Hoa Kỳ. Ví dụ như dầu làm mát động cơ đã qua sử dụng sẽ bị biến đổi bởi các yếu tố nhiệt độ.
+ Dầu bị nhiễm các chất có thể có hoặc không nguy hiểm thì đều là chất thải nguy hại và phải được quản lý như 1 chất thải nguy hại. Ví dụ như dầu nhờn ở trong các phi chứa chưa từng được sử dụng nhưng bị đổ ra nền đất cát. Thì đất cát và dầu đó chính là chất thải nguy hại và phải được xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, dầu là một chất thải nguy hại nên cần phải được đặc biệt chú ý.
3. Biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật
Có nhiều biện pháp để xử lý dầu – chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật có thể kể đến như sau:
+ Đốt ở nhiệt độ trên 1200 độ C: Việc này thường chỉ có các công ty chuyên xử lý chất thải nguy hại được cấp phép bởi Bộ Tài Nguyên và Môi Trường mới có chức năng xử lý.
+ Phân ly và thu hồi dầu bằng thiết bị chuyên dụng
+ Phân hủy dầu bằng vi sinh vật chuyên dụng: Việc nuôi dưỡng các vi sinh vật chuyên phân hủy dầu và các sản phẩm gốc dầu sau đó phun rải lên các khu vực bị ô nhiễm bởi dầu. Tăng cường thời gian phân hủy dầu trong điều kiện tự nhiên
Đây là ba phương pháp được áp dụng hiệu quả nhất trong điều kiện thực tế và được nhiều đơn vị áp dụng xử lý. Tại Việt Nam phương pháp đốt là được xử lý nhiều hơn cả.
4. Phương pháp giúp tiết kiệm chi phí xử lý dầu
Trong cả 3 phương pháp xử lý dầu theo quy định của pháp luật ở trên thì phương pháp phân hủy dầu bằng vi sinh vật chuyên dụng là tiết kiệm chi phí nhất.
Cùng phân tích:
+ Phương pháp đốt khi thuê đơn vị chuyên dụng khác, việc xử lý sẽ tính theo khối lượng. Trong mỗi lần như thế khối lượng cần xử lý sẽ rất lớn. và đặc biệt khi dầu hòa lẫn vào trong nước thì khối lượng xử lý sẽ còn lớn nữa.
+ Phương pháp thu hồi bằng thiết bị chuyên dụng yêu cầu cần phải có trang bị và phương thiết bị chuyên dụng. Đây là loại sản phẩm vô cùng đắt đỏ và một nhà máy nhỏ không thể tự đầu tư.
+ Hiện vi sinh vật chuyên dụng đã có thể được sản xuất theo quy mô công nghiệp, hiện nay nên chi phí giảm xuống rất nhiều. Ngoài ra, việc xử lý bằng vi sinh vật thì bản thân doanh nghiệp có thể tự xử lý mà không cần nhờ đơn vị thứ 3 can thiệp.
Bài viết này đã khẳng định dầu và các sản phẩm từ dầu thô chính là chất thải nguy hại. Cho nên cần phải đặc biệt chú ý.