Hiện nay, các chất thải rắn trong sinh hoạt và công nghiệp là một trong những nhân tố gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Vì thế, tìm cách loại bỏ chúng là điều hết sức có ý nghĩa với môi trường. Vậy trong thực tế có những phương pháp xử lý chất thải rắn nào được áp dụng? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngay sau đây.
Xem thêm:
+ Top 3 mẫu xe quét rác đặc biệt Việt Nam
+ Top 4 mẫu xe chở rác có thể tích thùng lớn nhất
+ Top 4 máy ép bùn hiện đại nhất Việt Nam
Contents
1. Phương pháp chôn lấp chất thải
Trong tất cả các phương pháp tiêu hủy chất thải rắn hiện nay, phương pháp chôn lấp được cho là đơn giản và dễ thực hiện nhất. Chôn lấp chất thải được hiểu là phương pháp tiêu huỷ sinh học có kiểm soát các thông số liên quan đến chất lượng môi trường như mùi, không khí, nước rò rỉ bãi rác.
Để tiến hành phương pháp này, người ta sẽ chọn những khu đất trống cách xa khu dân cư sinh sống. Sau đó tập kết khối lượng lớn rác thải ở đây rồi đầm nén chúng. Cuối cùng là phủ lớp đất lên trên để rác tự phân hủy theo thời gian.
Phương pháp chôn vùi có thể xử lý một khối lượng lớn chất thải cũng như chi phí đầu tư và xử lý thấp. Vì thế có nhiều quốc gia áp dụng phương pháp này xử lý rác thải mà không riêng gì Việt Nam.
Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại nhiều nhược điểm như gây ô nhiễm đất, bốc mùi hôi thối và gây lãng phí diện tích đất.
Đã có nhiều nợi lắp đặt hệ thống thu khí phát thải từ hoạt động phân hủy các chất hữu cơ có trong rác để sử dụng với mục đích công nghiệp. Tuy nhiên,để làm được điều này cần có sự đầu tư lớn.
2. Phương pháp tái chế chất thải
Phương pháp tái chế chất thải rắn là phương pháp tiết kiệm nguồn tài nguyên hiệu quả nhờ cơ chế tái sử dụng. Khi những vật liệu mà các gia đình không sử dụng đến nữa như giấy, đồ nhựa, kim loại,…
Chúng được những người thu mua đồng nát gom về một mối và bán lại cho những những vựa phế liệu lớn. Cuối cùng, chúng được các làng nghề, cơ sở chuyên tái chế thu mua lại và tiến hành tái sản xuất cung cấp trở lại cho thị trường.
Đa phần các cơ sở tái chế ở nước hoạt động riêng lẻ mà không có sự kiểm soát và quản lý chặt chẽ của nhà nước.
Trong các loại rác tái chế, rác thải điện tử chiếm phần lớn và khả năng tái sử dụng cao hơn các loại khác. Ví dụ như các sản phẩm đầu máy, tivi, máy vi tính hỏng,…
Phương pháp xử lý chất thải này mang đến nhiều giá trị lợi ích như giảm thiểu lượng rác thải, giảm tác động môi trường, không tốn kém chi phí…
Thêm vào đó, hình thức tái chế, tái sử dụng còn mang đến lợi nhuận đáng kể. Nhờ điều này mà hiện nay, loại rác thải rắn có thể tái chế được thu gom ngay tại nguồn phát sinh.
3. Phương pháp thiêu đốt chất thải
Đây là phương pháp sử dụng nhiệt độ cao để phân hủy rác thải và kết quả tiêu hủy đạt đến 90-95%. Bởi sẽ có các thành phần không cháy hết và chúng tạo thành tro, xỉ nhưng không gây hại cho môi trường.
Phương pháp này được áp dụng chủ yếu đối với những loại rác thải có độc tính cao như chất thải nguy hại trong ngành công nghiệp, chất thải ngành y tế.
Chất thải sẽ được tập trung lại và sử dụng lò đốt có nhiệt độ cao từ 800 đến 1100 độ C để phân hủy chúng. Phương pháp này không chỉ giúp tiêu hủy triệt để lượng rác thải mà còn có thể tận dụng lửa sinh ra để phục vụ cho các ngành công nghiệp phát điện và nhiệt.
Thực tế hiện nay, nhiều tỉnh thành như Thái Nguyên đang cấp phép đầu tư cho một số công ty lắp đặt dây chuyền phát điện từ quá trình đốt rác, hi vọng trong tương lai sẽ thay thế hoàn toàn các phương pháp xử lý chất thải rắn truyền thống đang được áp dụng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, phương pháp xử lý này được cho là tốn kém về mặt chi phí đầu tư và bảo trì vận hành. Dù vậy, đây vẫn là cách xử lý chất thải rắn lợi hại nhất và phù hợp với những quốc gia có diện tích chôn lấp hạn hẹp như Việt Nam ta.
4. Phương pháp ủ sinh học
Phương pháp ủ sinh học được ứng dụng trong lĩnh vực xử lý rác thải là một hướng đi mới, có ý nghĩa bảo vệ môi trường. Phương pháp ủ sinh học là quá trình cho rác tập trung và đổ vào một bể chứa sinh học.
Trong suốt thời gian ủ, người ta sẽ tiến hành kiểm soát, theo dõi độ ẩm, nhiệt độ và độ thông khí để giữ cho bể chứa luôn trong trạng thái hiếu khí. Kết quả của quá trình phân hủy này tạo thành nước, khí Co2 và các hợp chất hữu cơ bền vững như xenlulo, sợi, lignin,…
Có thể nói, quá trình ủ chính là quá trình xử lý chất thải rắn. Và trong thực tế, phương pháp này trải qua rất nhiều công đoạn. Có khá nhiều ưu điểm đối với hình thức này có thể kể đến như sau:
+ Giá thành sản xuất rẻ. Nguồn nguyên liệu lớn vô cùng, quy trình sản xuất đơn giản…
+ Có nhiều yếu tố vi lượng mà phân hóa học không có
+ Thân thiện với đất và các vi sinh vật sống trong đất
+ Bảo vệ môi trường
Ở Việt Nam đã có rất nhiều các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt áp dụng phương pháp này, tuy nhiên việc ứng dụng phân hữu cơ vào thực tế còn rất hạn chế vì một số lý do sau:
+ Có thời gian tác động lên cây trồng chậm hơn so với các loại phân bón hóa học.
+ Cần số lượng nhiều hơn để bón cho cùng 1 diện tích cây trồng. Khiến nông dân mất nhiều công sức hơn khi so sánh với việc sử dụng phân bón hóa học.
+ Tâm lý lo sợ các mầm mống dịch bệnh di kèm.
+ Khó sản xuất trên quy mô công nghiệp. Do việc tập kết rác thải và xử lý phân tán không tập trung, quá trình thu gom, phân loại mất nhiều thời gian nên các nhà máy sản xuất thường có quy mô trung bình và nhỏ.
Trừ các thành phố lớn còn lại rất khó để sản xuất phân bón hữu cơ trên quy mô công nghiệp.
5. Phương pháp ép kiện
Phương pháp ép kiện là phương pháp được thực hiện ở nhà máy chuyên xử lý rác thải. Tại đây, chúng sẽ được phân loại bằng phương pháp thủ công.
Trong đó, các chất thải rắn như giấy, chai lọ, kim loại,… sẽ được thu hồi để tái chế. Sau đó, những chất thải loại bỏ còn lại sẽ được đưa qua máy ép rác thủy lực để nén thành những khối rác có thể tích nhỏ, gọn.
Hiện nay, nghành tái chế chất thải có giá trị hàng tỷ đô la với xu thế chuyển các kiện phế liệu từ các nước phát triển về các nước đang phát triển để tái chế.
Trong xu thế này, từ năm 2019 nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc đã bắt đầu ngừng cấp phép cho hoạt động vận chuyển, nhập khẩu phế liệu. Để tránh trở thành bãi rác cho các nước phát triển.
Trên đây là tổng hợp 5 phương pháp xử lý chất thải rắn phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng những thông tin này đã giúp các bạn hiểu rõ hơn quá trình xử lý rác thải. Đừng quên truy cập website thường xuyên để cập nhập và đón đọc những thông tin bổ ích.
Xử lý chất thải rắn phổ biến nhất tại Việt Nam
Để biết thêm chi tiết về máy huỷ giấy, bạn hãy
vào mục Máy huỷ tài liệuđể tìm hiểu
thêm nhé.
Chất thải rắn thường được chôn lấp tại Việt Nam